Cây hồng socola đang là loại cây độc lạ đang được săn đón nhất hiện nay bởi sự độc lạ cũng như lợi ích nó mang lại cho sức khỏe. Hiểu được những thông tin và cách chăm sóc, kỹ thuật trồng cây sẽ giúp cây khỏe mạnh, nâng cao năng suất.
Một loại cây thuộc dòng độc lạ, quý hiếm, thơm ngon chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ, có nguồn gốc từ Indonesia cây hồng socola được du nhập qua nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Giống hồng socola cũng đang làm gây sốt nước ta trong thời gian gần đây. Bởi trái của nó rất độc đáo có ruột màu nâu đen và hương vị socola đặc trưng khiến ai ai cũng muốn một lần được thử qua.
Cây hồng socola
Dù xuất hiện tại nước ta chưa lâu nhưng khiến bao người trong giới trồng cây xanh phải chao đảo. Cây hồng đen socola là tên thường gọi của loại cây ăn quả này. Nó có tên khoa học là Black Sapote, nguồn gốc suất xứ bắt muốn từ đất nước Indonesia. Hồng socola được phân bố ngày càng rộng rãi ở những vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Mùa thu hoạch trái cây này bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 12 dương lịch.
Đặc điểm của cây hồng socola
Đây là loại cây thuộc thân gỗ nên cây hồng socola cũng có các đặc điểm tương tự những loại cây thân gỗ khác:
cây hồng socola cổ thụ
Hình dạng:
Cây hồng đen socola thuộc nhóm thân gỗ có chiều cao trung bình khoảng từ 4m đến 5m, thân cây có màu nâu đen lớp vỏ da cây mỏng dễ bị trầy sước, tổn thương. Cây có rất nhiều những cành phụ nên tán cây khá lâu và có độ che phủ tốt.
Lá hồng socola:
Cây có lá hình elip thuôn dài tươi tốt, màu sắc xanh tươi trông rất đẹp. Mặt lá láng bóng, không bị vàng, không rụng thay lá vào mùa đông nên cây bốn mùa luôn có màu xanh tốt. Hình dáng của lá rất giống với lá của cây măng cụt.
Hoa của cây:
Không như hoa những loại cây khác mang màu sắc rực rỡ, hồng socola có hoa màu xanh nhẹ nhàng đằm thắm, những bông hoa đó thường được mọc ra ở lá nách.
Trái cây hồng đen socola:
Cây có trái tròn hơi dẹp, trái có vỏ màu xanh căng mịn, lớp vỏ bóng. Bên trong ruột có thịt dày, mọng nước còn non thì màu trắng khi chín chuyển sang màu nâu hoặc thậm chí là đen óng, ăn có vị socola.
quả hồng socola
cây hồng socola sai trĩu cành
trọng lượng trái hồng socola
Công dụng cây hồng socola
Chẳng những chỉ là loại trái cây thơm ngon, mang đến hương vị độc đáo khi thưởng mà còn đem lại nhiều công dụng tốt đến sức khỏe. Trong trái hồng socola có chứa vitamin E, vitamin C, kali, canxi, photpho và chất sơ giúp xây dựng hệ thống miễn dịch cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng, cải thiện tiêu hoá, hỗ trợ tăng cân, và chống loãng xương, đau nhức xương khớp, tê bì tay chân.
Kỹ thuật trồng cây hồng socola
Cây hồng socola thuộc loại cây dễ tính, nên cũng rất dễ trồng, nhưng cũng cần thực hiện các kĩ thuật sau để cho cây phát triển khoẻ mạnh:
Kỹ thuật chọn giống:
Xác định cây giống tốt là yếu tố quan trọng hàng đầu trong khâu trồng cây. Cây giống hồng socola là những cây thẳng, xanh mơn mởn, không bị còi cọc, sâu bệnh. Nên chú ý quan sát kĩ lá cây giống để lựa chọn loại cây phù hợp. Tìm kiếm kỹ lưỡng để chọn mua giống cây tôt, có độ tin cậy cao được nhiều người trồng lựa chọn.
Lựa chọn đất trồng:
Do cây có thể trồng trong chậu, dăm xuống đất hay trồng trong hố vậy nên chọn những loại đất trồng có bán sẵn trên thị trường hoặc sử dụng hỗn hợp đất thịt, đất tro và phân trộn lẫn khi trồng trong chậu. còn trồng cây trong hố và dăm xuống đất nên làm đất tơi xốp bằng cách tận dụng phân bón hữu cơ nhưng phân trùn từ tro trấu, phân xanh để đất nhiều dinh dưỡng nuôi cây.
Nhiệt độ, ánh sáng
Cây giống hồng socola là loại giống cây trồng ưa nắng, ưa gió nên khi trồng ở những nơi có nhiệt độ cao từ 20 độ - 35 độ nắng nóng thì cây phát triển càng mạnh. Ngược lại, nếu thiếu nắng cây sẽ trở nên yếu ớt, dễ sâu bệnh và khả năng cho ra trái kém, trái không đảm bảo chất lượng.
Cách chăm sóc cây hồng socola
Nếu chăm sóc đúng cách, cây hồng sô cô la không chỉ tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh mà còn tăng tỷ lệ đậu trái, trái to và ngọt không bị sâu, nâng cao năng suất tạo thu nhập cao cho người trồng.
Phân bón:
Phân bón là chất dinh dưỡng thiết yếu không thiếu được cho mọi loại cây trồng, tuy nhiên cây hồng đen sôcôla lại không quá đòi hỏi nhiều đến nhu cầu này. Sau khi trồng, cây bắt đầu phát triển, việc bón phân cho cây non chỉ nên lặp lại 6 đến 8 tuần trong năm chứ không nên nhiều hơn và cần điều chỉnh tăng, giảm lượng phân bón cũng như sử dụng các loại phân bón sao cho phù hợp.
Tưới nước:
Khi cây mới trồng ở những giai đoạn đầu thì tưới nước 1-2 lần/ tuần trong vài tháng đầu. Và chỉ nên tưới nước vào mùa hạn đến mùa mưa có thể không cần tưới. Đến khi cây phát triển được tầm 4 năm tuổi lên thì chú ý tưới tiêu hợp lí vì sẽ giúp cây ra trái đậu quả mang đến thu nhập cao. Nếu cây đã trưởng thành không cần tước nước thường xuyên nữa vì sẽ làm cho cây bị yếu đi.
Cắt, tỉa và phòng trừ sâu bệnh cho cây
Việc cắt, tỉa loại bỏ những cành cây yếu ớt, bị sâu bệnh và mọc chen nhau sẽ làm cho cây thông thoáng, dễ quang hợp và tránh lây nhiễm sâu bệnh từ cành bệnh sang cành khỏe. Loại cây này cũng thường mắc một số bệnh do rệp và ruồi trắng gây ra, cần phải sử dụng các phương phù hợp để diệt trừ nhưng hạn chế sử dụng chất đọc hại vì sẽ ngây ra nhiều ảnh hưởng không tốt cho cây và sức khỏe con người.
Từ những thông tin cùng những các kỹ thuật và cách chăm sóc về cây hồng socola trên, chúng tôi mong muốn cung cấp phần nào kiến thức cần và đủ giúp bà con trồng cây phát triển khỏe mạnh, nâng cao năng suất đem lại nguồn thu nhập cao từ loại trái cây độc lạ này.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: