×

Cây Me Công Trình

Cây me có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Phi. Cho tới nay cây đã được trồng rộng rãi ở nhiều nước nhiệt đới Châu Á trong đó có Việt Nam. Me là cây cảnh được trồng chủ yếu để lấy bóng mát, làm gia vị thậm chí cây còn có tác dụng hữu ích trong y học dân gian.

Cây me là một loại cây ăn quả có nguồn gốc xuất xứ từ Ấn Độ và các vùng nhiệt đới của Châu Phi. Nó là một loại cây khá thân thuộc đối với tất cả mọi người dân nước Việt Nam, là hình ảnh gắn bó lâu đời. Cây là một biểu tượng cho sự cần mẫn, nỗ lực, vươn lên trước mọi thử thách, khó khăn, đồng thời cây cũng chính là những may mắn, sự sung túc, thịnh vượng cho mọi nhà.

Loại cây này không chỉ mang lại nhiều lợi ích, đóng góp vào các giá trị cho văn hóa, ẩm thực, cảnh quan mà còn lại một thầy thuốc chữa được nhiều bệnh cho nhà nhà. Để biết loại cây này thần kỳ đến thế nào, hãy cùng  tham khảo bài viết dưới này nhé.

Giới thiệu chi tiết về cây me công trình

Lý do gì mà loại cây nay lại được trồng phổ biến và được nhiều người ưa chuộng như thế, hãy cùng khám phá ngay nhé.

Cây me công trình là cây gì?

Đây là một loại cây ăn quả, cây công trình phổ biến tại nhiều quốc gia. Trong tiếng Ả Rập, cây me được gọi là tamr hindī - nghĩa là trái chà là Ấn Độ, người Malaysia thường gọi quả me là asam theo tiếng Mã Lai, người Ấn độ sẽ gọi là Imlee, Tiếng Sinhala có tên gọi là Siyambala, còn tiếng Telugu là Chintachettu...

Nguồn gốc và phân bố của cây me công trình

Cây công trình này được trồng phổ biến tại nhiều quốc gia.

  • Tên thường gọi: me, me tây, muồng ngũ, cây ròng

  • Tên khoa học: Tamarindus indica

  • Họ thực vật: Đậu (tiếng Anh là Fabaceae)

  • Nguồn gốc xuất xứ: Ấn Độ, vùng nhiệt đới Châu Phi

  • Phân bố: rộng rãi ở nhiều nước nhiệt đới Châu Á trong đó có Việt Nam

Cây me không những có thể cho ra những quả ngon, cây còn được sử dụng để tạo bóng mát như các cây xoài, mít… Điều đặc biệt là cây có thể tạo ra đa dạng ẩm thực, nước giải khát, ngoài ra còn có những công dụng chữa bệnh cho mọi nhà.

 

Cây me cổ thụ

Phân loại cây me công trình có các loại thường gặp nào

Cây me gồm có nhiều loại, me cảnh, me cổ thụ, me bonsai nhưng về phương pháp trồng, chăm sóc và đặc điểm hình thái thì chúng lại không có gì khác nhau.

  • Cây me bonsai thì thường xanh tốt với lớp vỏ thô ráp hơi đen, thân cây dẻo dễ uốn tạo dáng. Lá mọc xen kẽ với những chiếc lá non nhỏ giống hình lông chim. Hoa me bonsai có màu vàng nhạt, quả mọc thành từng chùm, hạt hình đậu. Cây me bonsai thường được sử dụng để nhân tạo thành các hình dáng đẹp và lạ mắt, rất thích hợp để thiết kế sân vườn biệt thự, sân thượng, hiên nhà nhà phố...

Cây me bonsai

  • Cây me cổ thụ hay gọi là cây me công trình thường được trồng nhiều ở hàng rào ven đường, các công trình đô thị để tạo bóng mát.

Đặc điểm của cây me công trình

Với xuất phát từ Ấn Độ, vùng nhiệt đới của Châu Phi, cây me mang những đặc điểm về hình thái và sinh trưởng như sau:

Đặc điểm về hình thái

Đây là loại cây thuộc cây thân gỗ, trưởng thành với chiều cao trung bình khoảng 20m, lá cây thường xanh tốt quanh năm, đối với mùa khô thì lá hơi chuyển sang màu vàng, tuy nhiên lá không rụng hết. Gỗ của loại cây này khá cứng, nhất là phần lõi của cây, lớp dác gỗ thì mềm và có màu ánh vàng. Lá của me có dạng lá kép lông chim, mỗi cành lá bao gồm từ 10 – 40 lá nhỏ.

Hoa me mọc thành từng chùm gần giống hoa cây tử đằng, có màu vàng, cụm hoa mọc với trục kéo dài và có nhiều cuống nhỏ. Mỗi cuống nhỏ đều chứa một hoa, giống như hoa cây đậu lupin.

Hoa me

Hoa me

Quả me có màu nâu, nhưng khi cạo đi lớp vỏ bên ngoài thì me lại có màu xanh, bên trong quả có chứa phần thịt và phần hạt, phần cùi me rất chua, khi chín thì chuyển dần sang vị ngọt, quả me non rất hay được sử dụng để tạo vị cho các món ăn, trong mỗi quả me đều có nhiều hạt, hạt được bao bọc bởi lớp vỏ cứng.

Quả me

Quả me

Đặc điểm sinh trưởng của cây

Tuy là loại cây sống khá lâu năm so với những loại khác nhưng lại có tốc độ sinh trưởng khá chậm. Một cây me nếu khỏe mạnh sẽ phát triển và cao lên từ 30 đến 90cm mỗi năm cho đến khi đạt chiều cao trưởng thành từ 12 đến 18 mét sẽ có dấu hiệu dừng lại.

Công dụng của cây me công trình

Loại cây nào đem lại rất nhiều giá trị, cụ thể như:

Giá trị với ngành thực phẩm

  • Quả me có rất nhiều công dụng như: quả me nhỏ dùng để nấu canh chua, vị me thơm và dịu hơn so với quả me ngâm dấm. Khi chín, me được dùng để pha nước chấm tạo nên một hương vị khá đặc biệt. Nước mắm me mà người Việt dùng để chấm đồ khô nhất là nước lá khoai. Hoặc ở miền Bắc, người ta thường chọn me chín ăn cùng với cùi và đường đã bỏ hoặc phết lên bánh tráng nướng.

  • Quả me cũng được cho vào gia vị của thức ăn nhanh, đặc biệt là mì gói. Ngoài ra, nó còn được dùng trong chế biến thực phẩm như mứt me, nước giải khát, umami.

  • Cùi me có thể được sử dụng làm gia vị trong món súp đậu lăng với nhiều loại rau quả khác nhau.

  • Me già cũng ngâm với nước cam thảo rồi bỏ hạt, chấm với muối hoặc chút tương ớt ăn rất ngon. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến, mọi người nên  chú ý cẩn thận, nếu không sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn, gây tiêu chảy.

Giá trị với ngành y học

  • Cùi me có rất nhiều tác dụng đáng kể trong y học tại Philippines. Về lá cây me, chúng có thể được sử dụng để giảm sốt rét. 

  • Bột của trái me chín có tác dụng chữa nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu. Bạn có thể pha bột me với nước để uống, trước khi ăn sẽ có tạo được cảm giác ngon miệng.

  • Quả me rất giàu vitamin C nên có khả năng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Chúng có tác dụng thần kỳ trong việc trị cảm sốt, cảm lạnh, đau họng và suy nhược cơ thể.

Giá trị cảnh quan

  • Cây me có thân gỗ lớn, hình dáng cao đối với những cây mọc dưới đất, có những lá cây, cành cây chắc chắn tạo ra những bóng mát cho các khuôn viên nó ở. 

  • Cây me bonsai được trồng trong chậu có tác dụng như trang trí, tô điểm cho xung quanh ngôi nhà, khu vườn, lối đi… 

Giá trị kinh tế

  • Với những giá trị mà chúng mang lại, cây me công trình được nhiều người ưu tiên lựa chọn mua để trang trí cho các khuôn viên nhà mình.

  • Các bộ phận của cây me mang lại nhiều lợi ích trong thực phẩm, tạo ra nhiều món ăn hấp dẫn, đồng thời cùng các nước giải khát làm tăng giá trị, thu nhập cho người tạo ra. 

  • Không chỉ giúp ổn định thu nhập cho mọi người, cây me còn song song đó đóng góp vào nền phát triển kinh tế của nước nhà.

Ý nghĩa của cây me

Từ xưa đến nay cây me chính là biểu tượng cho sự cần cù và thăng tiến của con người. Đây là loài cây có thể sống dai, sống khỏe trong môi trường dù có khắc nghiệt thế nào. Chúng luôn nỗ lực, cố gắng vươn lên trong mọi thách thức, khó khăn và sống vững chãi trong cuộc đời này.

Không những thế, me còn là loại cây có những hoa trái rất xum xuê, đây giống như là một biểu tượng của những điều may mắn, sự thịnh vượng, tài lộc, no ấm, đủ đầy dành cho người người, nhà nhà.

Cây me mang lại rất nhiều công dụng cho mọi người, có thể nói rằng nó chính là một phát minh vĩ đại cho ẩm thực, đã tạo được rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng.

Ngoài ra, cây me cũng chính là một liều thuốc được trời ban tặng với nhiều công dụng, chữa trị được bách bệnh cho mọi người từ trẻ em đến người già.

Tóm lại, cây me mang trong mình rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp cho cuộc sống này. Sự sống mạnh mẽ của nó chứng minh rằng, chỉ cần có sự nỗ lực, cố gắng, mọi chuyện đều sẽ được đền đáp. Mọi người rất nên mua một cây về và trưng bày trong các khuôn viên nhà mình để luôn đạt được những điều tốt đẹp.

Kỹ thuật trồng cây me công trình

Để cây có thể sống tốt, mọi người cần lưu ý và dựa theo các bước sau đây:

Chọn giống

Cây me có thể được trồng bằng phương pháp ghép và gieo hạt. Tuy nhiên, cách gieo hạt nên chọn những cây con có quả thơm ngon, hạt tròn, cây mẹ khỏe thì cây sau này mới cho nhiều quả.

Các phương pháp nhân giống

Phương pháp chính thường được áp dụng hiện nay là ghép cành, ghép nêm sẽ nhanh ra quả, quả hoàn toàn giữ được đặc tính ưu tú của cây mẹ. Hơn nữa, chỉ cần 1-2 năm là có kết quả, đến năm thứ 3, thứ 4 mới có kết quả

Thời vụ trồng

Tùy vùng miền và các nhiệt độ độ ẩm khác nhau, cây me sẽ được trồng vào các thời điểm khác nhau. Hằng năm, cây  thường chỉ ra trái một lần.

Chuẩn bị đất trồng

Dưới đáy hố rải các loại phân hữu cơ như phân xanh, phân chuồng hoai mục với độ dày khoảng 30 - 35cm. Nên chọn đất tơi xốp xung quanh hố với độ ẩm vừa đủ. Sau khi trồng xong, nén chặt lớp đất xung quanh để cố định gốc cây không bị lung lay. Đối với những cây me được trồng trong chậu, chúng ta cần chia tỉ lệ sử dụng đất trồng 70% đất + 30% cát to hoặc sỏi đá…sẽ giúp chậu thoát nước tốt hơn.

Mật độ trồng

Khi trồng cây me, mọi người nên giữ cho chúng những khoảng cách nhất định để có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Trồng với khoảng cách 7m x 8m tùy theo độ phì nhiêu của đất có thể trồng dày khoảng 5m x 5m, hố sâu khoảng 80-100cm.

Cách trồng

Nếu trồng bằng bầu, bạn chỉ cần đặt bầu xuống hố, xé nhẹ vỏ bầu, giữ cho cây thẳng và phủ đất để cố định gốc cây. Hạt me có sức nảy mầm khá lâu, sau khi tách khỏi quả, nếu được gieo trồng ngay và gieo nông thì chỉ cần phủ một lớp đất mỏng 1 đến 5cm, sau khoảng 10 ngày thì hạt sẽ nảy mầm. Phương pháp trồng cây me bằng hạt thường không được áp dụng nhiều vì nó tốn nhiều thời gian để cho ra quả và rễ dễ bị biến đổi theo chiều hướng xấu.

Cây me là loại thực vật có bộ rễ khá nông nên bạn cần lưu ý cố định cây khi trồng, không để cây bị lung lay, sẽ gây ảnh hưởng tới bộ rễ và sự phát triển của cây.

Cây nên được thay chậu vào mùa xuân, 2 đến 3 năm thay một lần để đảm bảo hấp thụ tốt chất dinh dưỡng cho cây.

Kỹ thuật chăm sóc cây

Để chăm sóc được cây 1 cách tốt nhất, chúng ta cần thực hiện đầy đủ và tốt các bước được nêu dưới đây:

Cách tưới nước

Khi cây còn non và đang phát triển thì đừng quên tưới nước thường xuyên hằng ngày cho chúng, luôn đảm bảo rằng cây không bị ở mức khô hạn và thiếu nước quá. Đối với các cây đã lớn và lâu năm, cây có thể tự mình hấp thụ và phát triển tốt hơn, nên không cần tưới nước cho cây quá thường xuyên như ban đầu.

Cách cắt tỉa, tạo tán

Để cây có thể phát triển tốt nhất và nhanh nhất, đồng thời làm cho cây xinh hơn thì các bạn không được quên tỉa cành và tạo tán cho cây. Nên tỉa cành và rễ cho me theo định kỳ, loại bỏ những cành tăm, để cây có được một dáng đẹp và gọn hơn. Cây me nên tỉa vào cuối mùa hè, và sau đó sẽ giằng dây để tạo dáng cho cây vào cuối mùa xuân.

Cách bón phân

Cây me cần được bón phân mỗi tháng một lần vào mùa xuân đến mùa thu. Tuy nhiên trước khi thay chậu 3 tháng, mọi người lưu ý không nên bón phân cho cây.

Ánh sáng

khi cây còn non và chưa phát triển toàn diện, mọi người cần chú ý để cây me ở một nơi có ánh sáng phù hợp, không được để dưới ánh sáng quá yếu hoặc quá mạnh sẽ dễ làm cây bị hư tổn.

Nhiệt độ và độ ẩm

cây me thường thích ứng ở mức nhiệt độ trung bình khoảng 20 đến 35 độ C, có khả năng cây sẽ bị hư hại nếu nhiệt độ giảm tận dưới 8 độ C. Vì vậy, mọi người nên kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm thường xuyên nơi cây ở để có thể xử lý kịp thời những trạng thái bất thường của cây.

Các bệnh thường gặp ở cây me và cách phòng trừ

Nếu mọi người không chăm sóc cẩn thận và kiểm tra thường xuyên thì cây me rất dễ gặp các bệnh sau đây và các cách để mọi người giải quyết kịp thời.

Sâu đục thân ở cây me công trình

Sau khi phát hiện ra sâu đục thân, bạn nên dùng xi lanh tiêm thuốc sâu vào lỗ đục đó bằng các thuốc như: Supracide (0,5%); Padan (0,5%); Sherpa (0,1%) hoặc các loại khác theo sự tư vấn của người chuyên môn.

Sâu đục quả

Khi phát hiện cây me bị sâu đục ở quả thì mọi người nên tiến hành bao trái lại và sử dụng kiến hôi có khả năng khống chế mật độ của sâu để phòng trừ chúng. Ngoài ra, chúng ta có thể dùng các loại thuốc trừ sâu như Sumicidin 10EC hoặc 25EC; First 20EC; Bian 40EC… để phòng ngừa và chữa trị cho cây.

Bệnh rệp sáp

Khi gặp tình trạng này, mọi người nên sử dụng các loại thuốc như: Applaud 10WP; Supracid40EC/ND; Bitox 40EC/50EC; Butyl 10WP; Bian 40 EC… ở giai đoạn quả già hoặc sắp chín. Trước khi sử dụng mọi người nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng được in trên bao bì. 

Giá bán cây me công trình

Cây me là loại cây dễ sống ở nước ta, không quá khó để trồng và sản xuất nên giá thành của loại cây này cũng không quá cao nên ai cũng có thể sở hữu.

Đồng thời nhu cầu trồng me tăng cao trong thời gian gần đây nên cây được sản xuất như một loại cây công nghiệp, gia chủ có thể mua tại các cơ sở cung cấp cây. Giá của cây có thể từ hàng chục nghìn đến hàng trăm nghìn, tùy theo tùy loại phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và giống cây.

Về cây cảnh, mọi nên tìm những nhà cung cấp cây cảnh uy tín, chuyên nghiệp để đảm bảo rằng mình sẽ mua được các cây được đảm bảo về chất lượng.

Nơi mua cây me uy tín giá tốt 

Để có thể nhanh chóng sở hữu cho mình một cây me công trình thì bạn có thể liên hệ qua Cây xanh Hoàng Gia chúng tôi. Cây xanh Hoàng Gia chuyên cung cấp các mặt hàng như cây xanh, cây kiểng, cây ăn quả… với giá hợp lý và tốt nhất trên thị trường.

Cây xanh Hoàng Gia cam kết sẽ bán những mặt hàng đảm bảo chất lượng và chế độ vận chuyển an toàn đến tận nơi cho quý khách. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay để được giải đáp miễn phí nhé.

Cây me công trình là một trong những loại cây ăn quả bạn nên chọn mua để đặt trong các khuôn viên nhà mình. Nó không những mang lại cho bạn những công dụng thường ngày như trong nấu ăn, chữa bệnh, mà còn mang đến những vẻ đẹp và ý nghĩa phong thủy đặc biệt về sự thịnh vượng, sung túc cho gia chủ.

Chủ đề liên quan:

cây bồ đềcây bồ đề cổ thụcay canhCây công trìnhcây cổ thụcây đạicây mộc hương

Liên hệ đặt mua cây xanh | Cây Me Công Trình