×

Cây Sấu Công Trình

Cây sấu có tên gọi: Cây sấu tía, cây sấu trắng hoặc cây long cóc, thuộc Họ cây xoài hay họ Đào lộn hột (Anacardiaceae).

Tên gọi tiếng anh: Dracotomelon duperreanum.

Cây sấu có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Đông Nam Á và phân bố ở Đông Nam Á,  Miền nam Trung Quốc, các đảo trên Thái Bình Dương giáp với Philippines, Indonesia.

Phân loại: Phân làm 2 loại riêng biệt: Loài sấu vàng (S. indicum) và sấu đỏ (S. nervosum)

cây sấu công trình

Cây sấu đường kính gốc 35cm

Mô tả:

Sấu thuộc loại cây cổ thụ có thể sống trên 1.000 năm tuổi. Có công dụng trồng để làm cây ăn quả, cây công trình, cây sấu cổ thụ lấy gỗ.

Thân: Thân cây sấu cao tầm 30m, tán rộng, cành nhỏ có cạnh và có lông nhung màu xám tro. Bán kính gốc khoảng 1-2m.

Rễ: Cây thuộc học rễ cọc, dù báo tố mưa giông cũng khó mà quật đổ cây được.

Lá: Lá có hình lông chim dài tầm 30 – 40 cm, thuộc lá kép 3 lá chét, mọc so le. Phiến lá chét hình trái xoan, đầu nhọn gốc tròn, dài 6-10 cm, rộng 2,5-4 cm, dai, nhẵn, mặt dưới có gân nổi rõ. (Khác với cây sấu Miền Nam, lá chét xẻ làm ba thùy). Lá non có thể dùng làm rau để ăn sống, nấu canh, xào hoặc luộc tùy thuộc vào người chế biến.

Hoa: Thuộc loại hoa chùm dài khoảng 25 cm, thường mọc ở ngọn hay ở gần ngọn, hoa có màu trắng xanh và nhỏ, có lông mềm. Thường nở hoa vào mùa xuân – hè và có quả vào mùa hè – thu. Hoa được thụ phấn nhờ côn trùng.

Quả sấu: Có hình cầu hơi dẹt, đường kính tầm 2 cm, khi chín có màu vàng sẫm có hạt. Mùa thu hoạch là tháng 7 đến tháng 9.

Công dụng của quả: Dùng để nấu canh, sấu ngâm làm nước uống giải khát, làm ô mai, mứt sấu, sấu dầm….Ngoài ra, thịt của quả sấu có thể sắt nhỏ dùng làm nộm, gỏi chua tạo nên mùi vị thanh tao rất hấp dẫn. Nó được dùng để chế biến rất nhiều món ăn ngon, không những món ăn thuần túy mà còn hấp dẫn trong các biến tấu mới lạ bởi mùi hương thợm nhẹ của quả.

Thành phần dinh dưỡng của quả sấu: Quả sấu chín chứa 80% nước, 2,7% xenluloza, 0,8% tro, 100 mg% canxi, 44 mg% phốt pho, sắt và 3 mg % vitamin C, 1% axít hữu cơ, 1,3% protein, 8,2% gluxit.

Hạt: Hạt sấu có công dụng dùng để ươm trồng và tái tạo giống, mỗi quả sấu có một hạt và có màu trắng, thô ráp nhiều gai và tơ mềm kết nối với phần thịt của quả.

Cách trồng:

cây sấu

Cây sấu trồng tại khu đô thị mới

Cây thích nghi với nhiều loại đất nên có thể trồng ở nhiều nơi khác nhau. Dưới đây là hướng dẫn trồng cây sấu công trình, cây sấu đô thị:

- Cây được trồng vào mùa mưa là tốt nhất. Khoảng cách cây là từ 8-10m.

- Thường xuyên làm cỏ và chăm sóc cây mới trồng. Trong 2 -3 năm đầu phải làm cỏ 2 -3 lần/ năm.

- Cần tưới cây hàng ngày để đảm bảo độ ẩm cho cây phát triển. Đặc biết trong giai đoạn cây ra hoa, kết trái.

- Năm đầu tiên bón cây theo công thức như sau: 100- 200g Ammonium sulfat. Khi cây trưởng thành thì bón 2 kg phẩn tổng hợp để đam bảo năng suất.

Cây sấu có khả năng chịu hạn tốt, đối với vùng có mùa khô hạn kéo dài cây sấu tía vẫn phát triển bình thường.

Ở Việt Nam, cây sấu tự thích nghi và mọc tự nhiên tại những nơi rùng bán rụng lá, trên đất đỏ sâu hoặc trung bình phân bố ở độ cao 100 - 600 m, từ các tỉnh phía Nam, từ Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Quảng Nam, Phú Yên, Bình Định trở vào. Vùng Đông và Tây Nam Bộ đều có sấu mọc tự nhiên hoặc được gây trồng làm cây ăn quả hay cây bóng mát. Đôi khi cây cũng mọc ở các đảo gần bờ biển Cồn Cỏ. Ưa trồng ở nơi đất pha cát.

Ở Hà Nội tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm có nhiều cây sấu cổ thụ được trồng từ thời Pháp đánh chiếm, nay cây vẫn đứng vững và tỏa mát quanh hồ. Không chỉ ở khu vực bờ hồ mà còn nhiều đường phố khác như: Đường Phan Đình Phùng, Trần Hưng Đạo, Trần Phú cây cũng được trồng từ thời Pháp buộc, đều có những thẩm quan, cho quả và bóng mát rất đẹp

cây sấu đô thị

 cây sấu tại đường Trần Phú

Do cây sấu có nhiều ưu điểm như: Dễ tìm, dễ trồng, cây mọc khỏe và sống lâu, vừa cho quả ngon vừa làm cây bóng mát, vừa cho gỗ quý chỉ bấy nhiêu đây thôi chúng ta đã thấy Sấu là cây đa tác dụng.

Ở Huế, Sấu được trồng ở nhiều nơi như: Trường học, khu di tích… Tuy vậy, ở đây họ không trồng thành quần thể hay thành hàng như thành phố Hà Nội mà được trồng dải dác khắp noi. Nếu đi trên các đường phố Huế, cũng khó tìm gặp một trục đường có Sấu đẹp Như ở đường Phan Đình Phùng Hà Nội.

Ở TPHCM cũng có 1 cây Sấu cổ thụ trong khuôn viên trường Nguyễn Thị Minh Khai (mặt đường Trương Định) nhưng không thấy hoa và trái.

CÂY SẤU TẠI VƯỜN ƯƠM

Cây sấu 

cây sấu to

cây sấu công trình cây sấu đô thị

 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

cây hoa phượng tím

cây hoa mai xanh 

cây lựu đỏ ấn độ

cây hoa lài nhật

cây hoa sen núi

Chủ đề liên quan:

Cây công trìnhcây đô thị

Liên hệ đặt mua cây xanh | Cây Sấu Công Trình