×

Những công dụng tuyệt vời của cây cỏ trường sinh thảo

Đặc điểm, thông tin cây cỏ trường sinh thảo

Cây cỏ trường sinh thảo còn được gọi với tên cây trường sinh thảo, cây cỏ trường sinh, cây cảnh trường sinh thảo... Hay được nhắc đến với những tên gọi khác như: Hồi sinh thảo, Quyển bá, Vạn niên tùng, Hoàn dương thảo, Cây chân vịt, Móng lưng rồng... Cây có tên khoa học Selaginella Tamariscina và có họ thực vật Selaginellaceae (Quyển bá).

Cây cỏ trường sinh thảo được thấy thường mọc bám trên đá hoặc ở vùng thổ nhưỡng khô cằn và nhiều sỏi đá. Ở Việt Nam, cỏ trường sinh mọc nhiều ở vùng đồi núi thấp ở các tỉnh ven biển Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên...

Cây quyển bá là loại cây thân thảo nhiều rễ. Phần rễ cây bện lại cùng thân tạo thành 1 búi hình trụ có chiều cao khoảng 10cm. Cành cây có chiều dài dao động khoảng 5 – 12cm, gồm nhiều lá xếp lớp.

Cây cỏ trường sinh thảo rất đa dạng, những lá bên ngoài có hình giáo, có lông; các lá ở kẽ mang hình tam giác thuôn, mép rộng; lá ở trong cùng có mép không đều.

Khi trời nắng nóng, cành và lá của cây sẽ cuộn tròn lại như một túm cây khô; khi trời mưa hay có thời tiết ẩm ướt thì chúng sẽ vươn lại ra ngoài.

Hoa quyển bá là đơn sinh bào tử, mọc trên đầu cành, hình bốn cạnh. Với lá bào tử nhỏ thì mang màu vàng nhạt, lá bào tử lớn thì lại có màu trắng, tất cả chúng đều có hình tam giác cùng phần mép rộng.

Cây cỏ trường sinh thảo là loài cây mọc hoang dại trong tự nhiên, nhưng cây lại có rất nhiều công dụng, đặc biệt trong y dược.

Những công dụng đặc biệt của cây cỏ trường sinh thảo

Cây cỏ trường sinh có vị cay và hơi đắng, có tác dụng cầm máu, tan huyết. Bởi vậy, quyển bá thường được sử dụng trong việc điều trị chứng ho ra máu, nôn ra máu, bị tiểu tiện ra máu, trĩ ngoại hay phụ nữ ra kinh nguyệt quá nhiều.

Bên cạnh đó, trường sinh thảo có thể chữa trị tốt các bệnh vàng da, vàng mắt, viêm gan, tắc mật, ngăn chặn hủy hoại tế bào gan. Ngoài ra, cây còn được dùng với công hiệu chữa bỏng... Hơn nữa, cây cũng có tác dụng bổ máu rất tốt.

Ý nghĩa của cây cỏ trường sinh thảo đem lại

Trong phong thủy, trường sinh thảo thể hiện sức sống mãnh liệt và vươn mình phát triển, cây tượng trưng cho những điều mới mẻ, tươi đẹp. Bên cạnh đó, loại cây này còn biểu trưng cho sự sum vầy, gia đình hòa thuận, ấm no và hạnh phúc.

Xem ngay: Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây sang chuẩn nhất

Cách trồng và chăm sóc cây cỏ trường sinh thảo

Cây cỏ trường sinh thảo được trồng từ cây con, cách trồng không quá khó. Cỏ trường sinh có thể trồng trong nhà hay nơi râm mát ngoài trời đều được. Khi trồng cây quyển bá, người trồng cần chọn đất tơi xốp, có nhiều mùn, giàu chất dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng cân đối, được phân giải từ từ và liên tục cung cấp cho cây.

Đặc biệt, đất trồng không được có mầm bệnh, có chứa nhiều vi sinh vật đối kháng và vi sinh vật có lợi. Để đơn giản và tiện lợi, bạn sử dụng ngay loại đất hữu cơ đã được trộn sẵn.

Khi mới trồng cây cỏ trường sinh thảo, bạn nên đặt cỏ trường sinh nơi mát khoảng 5 – 7 ngày, sau đó đem cây ra ngoài. Cây sau khi phục hồi có thể trang trí nơi theo ý muốn: phòng khách, sân, vườn, ban công, hay văn phòng...

Người trồng lưu ý không nên tưới nhiều nước cho cây, tưới đủ ẩm là được, tốt nhất là sử dụng bình phun sương tưới ướt lá cây. Cây đủ nước thì lá sẽ xanh và căng bóng, lúc này không nên tưới nước nữa. Khi cây hơi héo hay bắt đầu chuyển sang màu vàng thì mới tưới nước vẫn phù hợp. Bởi lẽ, cây trường sinh thường chết do tưới nhiều nước quá.

Lời kết

Với những đặc điểm, công dụng như vậy thì cây cỏ trường sinh thảo quả thật xứng đáng góp mặt trong bộ sưu tập cây của gia đình bạn.

Nếu bạn đang tìm hiểu về cây cỏ trường sinh thảo, bạn chưa biết tìm mua cây trường sinh thảo ở đâu... vậy hãy ghé cây xanh Hoàng Gia ngay nhé. Chúng tôi chuyên trang cung cấp cây cảnh, cây phong thủy uy tín, chất lượng.

Chủ đề liên quan: