Hoa hồng là loài có rất nhiều màu sắc khác nhau. Nhưng mang một vẻ đẹp thuần khiết phải kể tới hoa hồng bạch. Thẹn thùng trong trắng, e ấp, dịu dàng chính là nét đẹp tượng trưng cho loài hoa này.
Cây hoa hồng bạch
Tên khoa học là Rosa sp.
Thuộc họ Hồng (Rosaceae).
Nguồn gốc hoa hồng có khoảng 350 loài khác nhau, phân bố khắp ôn đới và á nhiệt đới vùng Bắc bán cầu. Hiện tại ở Việt Nam đang trồng khoảng 50 chủng loại hồng theo các màu sắc khác nhau.
Riêng hoa hồng bạch bao gồm các màu như: Trắng trong, trắng sữa và trắng ngà.
Mô tả
Con đường hoa hồng bạch
Thân: thuộc thân cây gỗ, thân bụi thấp, cây có nhiều cành và gai, tùy theo từng giống giống có nhiều gai và ít gai, nhưng đối với hoa hồng bạch thì cây có rất nhiều gai.
Rễ: Rễ cây thuộc loại rễ chùm, ăn ngang rộng, khi cây phát triển mạnh thì sẽ phát sinh nhiều rễ phụ.
Lá: Lá kép lông chim mọc cách, xung quanh phần lá chét có nhiều răng cưa nhỏ, tùy từng loại giống hồng mà có màu lá khác nhau.
Đặc điểm hoa hồng bạch.
Hoa: Hoa có màu trắng trong, trắng sữa và trắng ngà, mùi thơm nhẹ, đài hoa có màu xanh.
Quả: Quả có hình trái xoan, trong quả chứa nhiều hạt, quả nang.
Đặc điểm
Đặc điểm cây hoa hồng bạch
Cây có đặc điểm sinh trưởng trung bình. Thường nở vào mùa thu, cây ưa ánh sáng nên cần có ánh sáng tốt mới sinh trưởng và phát triển bình thường. Nhiệt độ thích hợp là 23 – 25 độ C. Ban đêm là 16 độ C. Nếu nhiệt độ thấp hơn cây sẽ sinh trưởng chậm và cho sản lượng thấp. Độ ẩm phù hợp là từ 70 – 80 %. Phù hợp với các loại đất thịt, đất nhẹ không bị ngập úng, độ pH khoảng từ 6 – 6,5.
Tác dụng
- Trong cách hoa hồng có chứa rất nhiều các loại chất như Carotene, vitamin C, vitamin B, vitamin K, kali, canxi… các chất này đều rất tốt cho hệ tiêu hóa, tốt cho tim và miễn dịch tốt.
- Hoa hồng còn được sử dụng để pha chế thành nước hoa hồng dùng để dưỡng da, xông hơi hoặc tắm. Có tác dụng làm đẹp và sạch ra.
- Trà hoa hồng vừa là một bài thuốc chữa cảm lạnh, viêm họng, viêm phổi và các chứng loạn thần kinh chức năng, đồng thời cũng là một đồ uống giàu vitamin.
- Theo y học cổ truyền, hoa hồng có vị ngọt, tính ấm, tác dụng hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, tiêu sung.
- Hoa hồng bạch chứa nhiều vitamin, đường, tinh dầu, dùng chữa ho trẻ em rất công hiệu, còn có tác dụng nhuận tràng.
- Nước ép hoa hồng có thể ngăn ngừa bệnh ung thư và làm hạ huyết áp. Người ta còn đang nghiên cứu để chế biến loại trà và nước giải khát hoa hồng để điều trị bệnh cao huyết áp.
- Cánh hoa hồng tươi có thể khống chế mưng mủ tại vết thương hay vết bị bỏng. thậm chí nó còn làm dịu đi những vết ngứa do dị ứng gây ra.
Ý nghĩa cây hoa hồng bạch
Hoa hồng bạch tượng trung cho vẻ thuần khiết, trong trắng. Người ta đều tin rằng đây là loại cây mang màu sắc của sự hoàn thiện, tao nhã và thanh cao. Hoa hồng bạch tượng trưng cho sự ngây thơ, trong trắng và dịu dàng.
Trong tình yêu hoa được tượng trưng cho một tình yêu trong trắng và cao thượng.
Thường được dùng trong những buổi lễ kết hôn.
Ngoài ra, hoa hồng bạch còn mang ý nghĩa cho sự kính trọng, tôn vinh và biết ơn người đã khuất.
Phương pháp trồng cay hoa hồng bạch
Cây hoa hồng bạch đẹp.
Hoa có thể nhân giống bằng phương pháp giâm cành, ghép, chọn giống từ biến dị chồi hoặc lai hữu tính, cây nuôi lấy mô…
- Thời vụ:
+ Với phương pháp giâm cành thì cây thường được áp dụng trồng ở mọi thời vụ quanh năm. Đảm bảo tốt nhất ở vụ xuân (tháng 2 - 4); Vụ thu là (tháng 8 - 10) ở 2 vụ này cây cho tỉ lệ sống cao, nhanh ra rễ, đồng thời khi trồng ra sản xuất tỷ lệ cây chết cũng thấp nhất.
Có nhiều cách để ươm trồng hồng bạch dưới đây công ty cây xanh Hoàng Gia sẽ cung cấp cho các bạn phương pháp giâm cành.
- Cách chọn cành cắt giâm:
Sử dụng loại hồng bánh tẻ không quá non hoặc quá già, tốt nhất là chọn những loại cành đang mang hoa ở giải đoạn sử dụng, các cành có mắt bằng hạt gạo, không nên lấy những cành có mắt mù hoặc mắt đã bật lộc. Chiều dài đoạn giâm từ 8 đến 10 cm, trên cành có khoảng từ 2 đến 4 mắt. Cắt cành vát theo hướng là 30 Độ, dùng dao sắc để cắt tránh trường hợp cành bị dập nát. Mỗi đoạn cành giâm giữ lại khoảng từ 1 đến 2 lá chét ở cuống lá phía trên.
- Sau khi cắt cành để giâm cần phải sử dụng các loại thuốc kích thích giâm cành ra rễ, bởi hồng bạch là cây thân gỗ nên khó ra rễ. Sử dụng 2 loại thuốc là IAA và NAA với nồng độ thừ 500 – 700 ppm. Sau khi cắt cành xong cho cành nhúng nhanh vào dung dịch pha sắn khoảng từ 3 – 5s rồi cắm vào giá thể. Sử dụng cồn là dung môi để pha chế thuốc.
- Thao tác giâm cành như sau:
Dùng tay cắm cành thẳng đứng, cắm thẳng ngay ngắn, sâu khoảng 2 cm. cần cắm vào chính giữa các lỗ trong khay đã được chuẩn bị sẵn (thiết kế riêng cho từng loài)
Cách chăm sóc cây hoa hồng
- Thường xuyên nhặt bỏ lá úa, cành tăm, cành đã héo úa để loại bỏ những bệnh truyền nhiễm.
- Sau khi giâm từ 5 đến 10 ngày cần phun lên cành một số loại thuốc kích thích sinh trưởng và phân bón qua lá. Cứ 10 ngày phun lại một lần. các loại chế phẩm thường sử dụng cho cây hồng giâm đó là Atonik 1,8%DD 10 ml/bình 8 lít, phân bón lá thiên nông.
- Thường xuyên theo dõi phòng trừ sâu bệnh trên cành giâm, chú ý một số loài đặc trưng như:
+ Loài Nhện đỏ: Sử dụng Thuốc Pegasus 500 SC 7-10ml/bình 8lít hoặc thuốc Ortus 5SC 10 -12ml/bình 8lít.
+ Loài Rệp: Sử dụng thuốc Supaside 40ND nồng độ 0,15%; 1 -1,5 lít/ha, hoặc Supathion 10ml/bình 8lít.
+ Đối với Bệnh phấn trắng: Sử dụng Score 250ND nồng độ 8 - 10 ml/bình 8 lít, liều lợng 0,2 - 0,3 lít/ha, Anvil 5SC, nồng độ 6 - 8 ml/bình 8 lít nuớc; liều lợng 1 lít/ha.
+ Bệnh đốm đen: Sử dụng Daconil 500SC 25ml/bình 8 lít, đồng ôxyclorua 30 BTN 70 gam/bình 8lít.
+ Bệnh gỉ sắt: Sử dụng Daconil 500SC 25ml/bình 8 lít
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: