×

Cây dâu trái dài

Cây dâu trái dài là giống cây trồng ngoại nhập, có mặt tại Việt Nam trở thành một loại cây kinh tế, mang đến giá trị cao. Nắm rõ những thông tin và cách chăm sóc, kỹ thuật trồng cây giúp bà con có đủ sự tự tin để làm nên vụ mùa bội thu.

Như chúng ta đã biết thì cây dâu có rất nhiều loại, nào là cây dâu tằm, nào là cây dâu tây nào là cây dâu đất. Và một loại cây dâu đặc biệt mới được biết đến trong thời gian gần đây nữa là cây dâu trái dài. Đây là một loại cây thuộc họ nhà dâu duy nhất không có vị chua, trái dài từ 15 đến 20 cm ngọt lịm, thơm mát, chứa nhiều chất dinh dưỡng. Được du nhập từ Đài Loan sang đất nước ta và trở thành loại trái cây rất được ưa chuộng.

trai dau dai

Chùm dâu trái dài

Nguồn gốc xuất xứ

Loại cây dâu quả dài này có tên khoa học là Morus Macroura, còn thường được gọi là dâu dài Đài Loan hay tên gọi khác là dâu chùm dài, thuộc giống thực vật họ dâu tằm. Có nguồn gốc xuất xứ bắt nguồn tại Đài Loan phân bố nhiều trong các khu rừng. Bởi đem lại giá trị kinh tế cao nên khi du nhập vào Việt Nam đã phát triển thành loại cây trồng kinh tế nổi bật tại tỉnh Bình Hoà, Hưng Yên.

Đặc điểm của cây dâu trái dài

cây dâu trái dài

cây dâu trái dài

Hình dáng: Cây dâu trái dài là loại cây thân gỗ nhỏ, cây cao khoảng 6m, thân thẳng đứng có nhiều cành, phân nhánh dài. Thân cây có lớp vỏ mỏng màu nâu.

Lá, tán lá: Dâu trái dài có lá giống hệt như lá cây dâu tằm, màu xanh tươi, đầu lá nhọn, cạnh lá có răng cưa, thô ráp, kích thước to bằng cỡ bàn tay. Các tán lá nhiều sum suê.

Trái của nó: Trái dài khoảng 15- 20 cm, mọc thành từng chùm có màu xanh lúc còn non khi già chuyển dần sang màu đỏ và đen. Vị ngọt lịm, không hề có vị chua như những loại dâu khác.

chùm dâu trái dài

trái dâu dài khi đang chín

Công dụng

Cây dâu trái dài trong trái nó có chứa nhiều chất dinh dưỡng vô cùng có lợi cho sức khỏe, được xếp vào loại trái cây bổ dưỡng bậc nhất. Nhờ có hàm lượng đường cao, vị ngọt lịm, thanh mát không chỉ đem lại cảm giác ngon miệng khi thưởng thức mà còn có thể chữa được nhiều bệnh. Có thể ăn tươi, đem phơi khô ăn như ô mai hoặc dùng ngâm rượu uống có tác dụng làm giảm lượng mỡ trong máu, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, tăng cả năng miễn dịch, hạn u bướu, làm đẹp da, chống lão hoá…

dau trai dai khi chin

dâu trái dài khi chín

Kỹ thuật trồng cây dâu trái dài

Tiêu chuẩn chọn giống

cây giống dâu trái dài

cây giống dâu trái dài

Khi chọn giống cây dâu quả dài phải chú ý lựa cho đúng loại dâu nhập khẩu là cây dâu dài Đài Loan. Phải chọn những cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, không bị gãy cành làm giống.

Mùa vụ trồng cây dâu trái dài

Để cây dâu trái dài cho ra năng suất cao thì bà con nên lựa chọn trồng cây này vào khoảng tháng 2 bởi đây là thời điểm thích hợp để cây nảy chồi và ra trái chín luôn vào tháng 3. Cây ra hoa rải rác suốt bốn mùa nhưng mùa vụ chính vẫn là mùa hè.

Đất trồng cây dâu trái dài

Cần phải tiến hành làm đất trước khi trồng cây, đất trồng được cây bừa tơi xốp, rạch hàng sâu khoảng 40cm, bón lót phân trước để đất có nhiều chất dinh dưỡng nuôi cây. Có thể kết hợp hỗn hợp bụi tro, trấu, phân chuồng hoặc sử dụng đất đóng bao có sẵn.

Cách trồng cây dâu trái dài

Cây dâu trái dài là loại cây có nguồn gốc bởi cây dại nên rất dễ thích nghi với môi trường sống. Cũng là loại cây ưa nắng nên trồng ở những vị trí có nhiều nắng sẽ giúp cây phát triển tốt hơn. Tránh những trường hợp trồng cây ở nơi thiếu ánh sáng, làm cây yếu ớt, dễ sâu bệnh và khó phát triển nhanh. Thường thì cây dâu quả dài được trồng bằng cách giâm cành hoặc trồng trong chậu.

Cách chăm sóc cây dâu trái dài

Bón phân

Để cây phát triển nhanh hơn, cần tiến hành bón thúc phân khoảng 2-3 lần mỗi năm. Lần thứ nhất chủ yếu nên bón phân chuồng khoảng 15 tấn cho 1 ha. Đến vụ thu đông đây là mùa se lạnh ở điều kiện nhiệt độ này là thời kỳ hoa kết trái nên bón một lượng phân chuồng, kali hợp lí để cây tăng trưởng tốt. Và cứ thế tiếp tục bón phân cho cây đến những vụ thu đông tiếp theo.

Tưới tiêu cho cây

Cần cung cấp đủ lượng nước giúp cây dâu trái dài sớm ra hoa, đậu trái tốt. Đặc biệt cần chú ý tưới nước vào mùa hè vì đây là khoảng thời gian nắng nóng dễ khiến cây bị khi héo mà đây lại là thời điểm khi trái đang lớn và dần chín.

Phòng ngừa sâu bệnh và cỏ dại

Nên phòng ngừa cỏ dại bằng cách phủ gốc chè bằng cỏ, rác hoặc cây phân xanh cho cây để hạn chế cỏ mọc lên sau những trận mưa, nhổ cỏ cho cây. Sử dụng các biện pháp và các chất trừ sâu để diệt trừ sâu gây hại, phá hoại trái. Ưu tiên các biện pháp canh tác kĩ thuật, hạn chế dùng các hoá học, chất độc hại trừ sâu như vậy sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến cây.

Cắt, tỉa cành cây

Cây dâu trái dài nảy chồi vào mùa xuân, vậy nên phải cắt, tỉa trước để khi nảy chồi. Thực hiện cắt bằng các cành chỉ để 15- 20cm. Đến mùa vụ thứ 2 chỉ nên để 3-4 cành cho một cây. Và đến vụ mùa cuối cùng khi đã thu hoạch xong trái thì tiến hành cắt hết tất cả các cành trên gốc để cây mọc cành mới, đồng thời tỉa hết những cành nhỏ, còi cọc chỉ để lại cành chính để tập trung chất dinh dưỡng cho mình cành chính.

Thu hoạch và bảo quản

Khi trái đã chín, lúc này người trồng bước vào mùa vụ thu hoạch dâu trái dài. Tuy nhiên loại trái cây này không chín cùng một lúc mà chín trước, sau. Nên lưu ý cần hái những trái chín đen đậm trước để tránh trái bị rụng, thối. Khi thu hoạch phải nhẹ nhàng không sẽ bị dập, nát, gãy trái. Xong bảo quản ngay lập tức để luôn giữ được độ tươi ngon, tròn vị.

Như vậy, toàn bộ những thông tin đã cung cấp ở trên về cây dâu trái dài. Chúng tôi mong muốn sẽ giúp ích cho bà con đạt được hiệu quả cao đối với việc trồng loại cây kinh tế này.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

cây bồ quân

cây ổi tím malaysia

cây sung mỹ

cây vú sữa hoàng kim

cây nho thân gỗ

Chủ đề liên quan:

Cây ăn quả trồng chậuCây ăn quả giống mớiCây công trình có quảsân vườn đẹp trên sân thượng

Liên hệ đặt mua cây xanh | Cây dâu trái dài