×

Cây Bằng Lăng

Thời học sinh, thời sinh viên tại các trường học, bạn không thể bỏ qua những nhành hoa bằng lăng tím, cây được trồng không chỉ mang lại bóng mát mà còn mang lại giá thị thẩm mỹ, cảnh quan thiên nhiên, nét đẹp hướng tới mỗi tâm hồn của tuổi học trò.

Cây bằng lăng có tên khoa học là: Lagertroemia speciosa, thuộc dòng  họ Lythraceae.

Cây bằng lăng

Cây bằng lăng

Nguồn gốc:

Cây bằng lăng cổ thụ có nguồn gốc từ Ấn Độ và xuất hiện nhiều ở Đông Nam Á, các vùng nhiệt đới.

Cây bằng lăng

Mô tả:

Bằng Lăng

Cây bằng lăng tím

- Thân cây: Bằng Lăng thuộc loại cây công trình gỗ lớn, thân cao từ 5 – 16 m, vỏ nứt màu nâu đen, thân cây khá thẳng và nhẵn nhụi.

- Lá: Lá cây bằng lăng có màu xanh lục và rụng theo mùa.

Hoa bằng lăng

- Hoa: Hoa có màu tím hoặc tím nhạt rất đẹp, mọc thành chùm dài khoảng 30 đến 40 cm, hoa thường nở vào mùa hè. Mỗi bông hoa có 6 cánh, mỗi cánh dài từ 1,5 đến 3,5 cm.

- Quả bằng lăng lúc tươi có màu tím nhạt pha xanh lục, khá mềm. Quả khi già có đường kính vào khoảng từ 1 đến 2 cm, khô luôn trên cây.

Đặc điểm nhận biết cây bằng lăng công trình:

Cây bằng lăng công trình

Cây bằng lăng công trình

Cây thuộc cây gỗ lớn, cành non vuông cạnh, lá đơn rìa nguyên mọc đối, có hình bầu dục dài khoảng 14 – 15 cm, cuống dài 1 cm rất cứng và không có lông.

Cách thức trồng và chăm sóc:

Cây được trồng khắp miền nam Việt Nam, mọc tốt ở những nơi có lượng mua từ 1.000 đến 2.200 mm, thường mọc ở bờ ao, bờ sông hay những nơi ẩm ướt, và hiện nay cây bằng lăng thường được lựa chọn để trồng ở các trường học, các đường phố để nâng cao giá trị thẩm quan bởi vẻ đẹp của nó mang lại.

Chọn giống:

Cây băng lăng giống

Cây bằng lăng giống

Chọn cây bố mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh có tuổi đời vào khoảng từ 11 đến 21 năm để làm giống.

Khi quả chín, nứt hạt tung ra ngoài có thể hái quả và ủ lại những quả chưa chín thành từng đống sau 2 đến 3 ngày cho quả chín đều, không ủ cao quá 50 cm và phải ủ ở nơi thông gió, mỗi ngày đảo lại một lần. Khi quả chín thì đem rải đều phơi vài nắng để cho quả tách hạt, sau khi phơi nắng để ở nơi thoáng mát hong khô khoảng 2 đến 3 ngày. Cho hạt vào để bảo quản.

Cách ươm hạt:

-  Trước tiên bạn cần ngâm hạt bằng lăng cổ thụ vào nước ầm khoảng (40 – 45 độ C), để nước nguội dần trong thời gian từ 10 đến 12 tiếng.

- Mỗi ngày rửa chua một lần trong nước ấm từ 30 đến 40 độ C.

- Khi hạt nứt nanh đem gieo hạt vào khay cát hoặc túi bầu. Cần lớp đất dày 1 cm, sau đó ủ rơm rạ và làm giàn che cho cây con. Độ ẩm từ 60 đên 70%. Sau vài ngày hạt đã nảy mầm, có thể rút bớt rơm rạ tránh làm ảnh hưởng tới thân cây con.

- Vỏ bầu bằng túi P.E có kích thước khoảng 8 x13 cm, nếu sử dụng trồng cây bằng lăng công trình, đô thị thì cần phải bầu kích thước cao hơn.

Thời vụ gieo và ươm mầm tùy theo điều kiện và nguồn giống, có thể gieo ươm và các tháng 2, tháng 3 dương lịch là thích hợp nhất.

Chăm sóc:

Chăm sóc bằng lăng

Khoảng cách trồng cây bằng lăng

- Thời gian đầu chú ý phải làm giàn đê che, cho cây tiếp xúc ra ánh sáng từ từ.

- Luôn đảm bảo cây cung cấp đủ nước, đủ độ ẩm, làm cở 2 tuần 1 lần, dùng cuốc xới đất xung quanh để phá váng, tưới thêm một ít phân NPK với tỉ lệ 30 x 30 x 30, pha loãng khoảng 1 % để tưới. Tránh trường hợp tưới cây tránh tưới nhiều phân quá sẽ bị cháy cây.

- Đối với cây trồng tại những nơi cảnh quan đô thị: trồng cây có kích thước lớn (cao hơn 1,2 m), do đó cần có gậy hay khung sắt để che đỡ gió bão. Chống đổ cây khi gặp gió. Làm ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh trưởng của cây.

- Trong 3 đến 4 năm đầu cây cần được chăm sóc và theo dõi chặt chẽ, làm cỏ vòng quanh gốc 1 năm 2 lần và được bón phân từ 100 – 150 Gr NPK và 5 – 10 kg phân chuồng

- Cây cần được chăm sóc, bảo vệ không để cho người hoặc súc vật phá hại.

Cây bằng lăng

Cây bằng lăng trồng trên vỉa hè

Chủ đề liên quan:

Liên hệ đặt mua cây xanh | Cây Bằng Lăng