Hằng năm, cứ đến dạo chớm hè, trên mọi nẻo đường đều xuất hiện những chùm phượng vĩ. Với nét đẹp tự nhiên, loại cây công trình này đã được mệnh danh là “Hoa của tuổi học trò” với những nét tinh khôi và quyến rũ.
Cây phượng vĩ có tên khoa học là: Delonix Regia, cây thuộc họ Đậu, hoa to, có màu đỏ, trên hoa có các đốm vàng hoặc trắng nhìn rất đẹp.
Cây phượng vĩ tại công viên
Nguồn gốc:
Cây phượng vĩ có nguồn gốc từ Madagascar. Tại thời điểm đó họ tìm thấy nó tại các cánh rừng miền tây Malagasy. Cây đang trong giai đoạn bị tuyệt chủng thì được người dân nơi đây mang về trồng và nhân giống. Hiện nay, cây phượng vĩ được trồng khắp mọi nơi trên thế giới.
Mô tả:
Thân: Thân cây phượng vĩ cao vào khoảng trên 20 m, thuộc thân cây gỗ cổ thụ nên thường được trồng và có tên gọi khác là cây phượng vĩ công trình.
Lá: Lá của cây phượng mọc đối xứng nhau và thuộc lá kép 2 tầng, lá có hình tròn thuôn, phiến lá mọc kín, có hình giống như lông chim, có khoảng từ 14 đến 20 cặp lá. Mỗi lá dài khoảng 30 – 50 cm.
Hoa: Hoa mọc thành chùm như những chiếc ô trên đỉnh cây. Hoa của phượng rất to, mỗi hoa có 4 cánh, mỗi cánh hoa có độ dài khoảng 8 cm, có màu đỏ và sáng bóng. Trên hoa thường xuất hiện những đốm trắng/vàng, cam/vàng. Mùa hoa phượng nở vào khoảng tháng 5 đến tháng 7.
Cây phượng vỹ cổ thụ
Quả: Quả có hình dải, dẹt. Quả khi chín có màu nâu đen. Quả thường dài khoảng 60 cm, rộng khoảng 5 cm. Cây thường kết quả vào tháng 8 đến tháng 10.
Hạt: các hạt thường nằm riêng lẻ nhau và rất nhỏ, cân năng cho mỗi hạt rơi vào khoảng 0,4g. Hạt cây phượng vĩ có thể ăn rất bùi và ngon.
Đặc điểm sinh trưởng:
Cây phượng vĩ được trồng bằng hạt, cây tái sinh hạt và chồi đều mạnh, có thể trồng ở mọi loại địa hình khác nhau như: Vùng đồi núi, khu vực trung du, tại các đường phố, trường học, ven biển…
Cây thuộc loại ưu ánh sáng nên cứ được trồng ở những nơi nhiều ánh sáng là cây phát triển mạnh, thường không kén đất nên rất dễ trồng..
Cách trồng và chăm sóc:
Chọn cây bố mẹ thật khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, có hình dáng đẹp, tuổi đời vào khoảng từ 10 đến 20 tuổi.
Chọn quả chín (quả phượng thường chín vào tháng 1 – tháng 3 dương lịch), những quả chưa chín được ủ thành từng đồng từ 2 đến 3 ngày cho chín đều. Ủ xong tách hạt đem ra tách hạt phơi ngoài nắng nhẹ sau đó hong khô ở nơi râm mát từ 2 – 3 ngày. Bảo quản ở nơi khô dáo thoáng mát.
Khi gieo hạt phải ngâm vào nước ấm (40 – 50 độ C), để trong nước nguội dần khoảng 12 tiếng. sau đó đãi hạt lép rồi ủ trong túi vải. Mỗi ngày rửa chua 1 lần trong nước tấm tầm (30 – 40 độ C). Sau khoảng từ 3 – 5 ngày hạt sẽ nứt nanh. Ta có thể tiến hành ươm cây hay đem gieo vào các khay cát.
Phủ nên trên hạt một lớp đất dày khoảng 1 cm, ủ thêm rơm rạ và làm giàn che cho cây con. Luôn giữ độ ẩm vào khoảng từ 60 – 80%. Sau khoảng 2 đến 3 ngày khi cây đã chồi mầm, các bạn có thể rút bớt rơm rạ, tránh làm tổn hại cây con.
Thời vụ ươm hạt thích hợp nhất vào tháng 2 – 3 dương lịch , tùy từng điều kiện và nguồn giống để có các cách gieo trồng ở các tháng thích hợp.
Kỹ thuật trồng:
Cây được trồng ở những nơi công sở, trường học, đường phố…. Khoảng cách giữa các cây từ 10-20m để khi cây trưởng thành tán không xen vào nhau. Đào hố tùy vào kích cỡ của bầu nhưng phải rộng hơn và sâu hơn bầu từ 30-50cm.
Bón phân: Phân chuồng mục từ 5 – 10 kg vào hố, phân NPK khoảng 100gr/hố, bón trước khi đặt cây tầm 15 ngày.
Khi cho cây con xuống hố, dùng đất lấp bằng mặt đất.
Tưới nước cho cây khi lấp đất xong. Cây phượng vỹ thường được trồng vào đầu mùa mưa.
Chăm sóc:
Đối với cây trồng làm cảnh quan cây xanh đô thị cây phượng vỹ công trình phải được chống đỡ cần thận.
Sau khi trồng cây phải chăm sóc trong 3 -4 năm đầu: làm cỏ 2 lần/ năm. Bón mõi gốc 100 – 150gr phân NPK và 5 -10 kg phân chuồng mỗi năm.
Tránh trường hợp bị xúc vật phát hoại.
Tác dụng của cây:
Cây được trồng để mang lại bóng mát, tạo cảnh quan, thẩm mỹ tại các vỉa hè, đường phố, công viên, trường học…
Cây phượng vỹ cổ thụ được trồng để lấy gỗ sử dụng trong xây dựng, tạo các đồ thủ công mỹ nghệ, tạo các đồ gỗ dân dụng…
Vỏ và dễ phượng được dùng để làm thuốc chữa bệnh dân gian như: Sốt rét, đầy bụng, tê thấp, hạ huyết áp…
Cây phượng vĩ công trình
>>> Xem thêm cây phượng tím công trình