×

Cây Phượng Tím

Cây phượng tím là giống cây trồng có ít tại Việt Nam nhưng nó lại mang lại cảnh quan tuyệt đẹp và lãng mạn. Cây được trồng nhiều ở ven đường, những bông hoa của cây rụng xuống khiến cho chúng ta liên tưởng tới một thảm hoa màu tìm rất độc đáo và quyến rũ này nhé.

Tìm hiểu thông tin tổng quan về cây hoa phượng tím 

Chắc hẳn tuổi thơ mỗi chúng ta đều quá quen thuộc với những chùm hoa phượng đỏ, những tiếng ve kêu râm ran báo hiệu một kỳ nghỉ hè đã đến, đó là thời khắc được mong chờ nhất của mọi lứa tuổi học trò. 

Giới thiệu cây phượng tím

Thế nhưng cũng là giống hoa phượng nhưng cây hoa cây phượng tím lại được ít người biết đến vì loài cây này chưa được trồng phổ biến. Tuy nhiên vẻ đẹp của những chùm hoa phượng tím lại chẳng hề thua kém những loài hoa khác, nét đẹp dịu dàng, thơ mộng khiến người ta cảm thấy bình yên đến lạ.

Tên khoa học: Jacaranda mimosifolia.

Họ thực vật: Chùm ớt ( tiếng anh là Bignoniaceae).

Nguồn gốc xuất xứ: Xuất hiện đầu tiên ở đất nước Brazil, hoa phượng tím với dạng thân gỗ, hoa chùm đẹp mắt, rất thích hợp để trồng ở các khu đô thị, khu nghỉ dưỡng, các công trình ven đường…

Phân bổ: Loài cây này được rất nhiều nước lựa chọn nhân giống và trồng ở nhiều nơi trên thế giới, gần nhất là Nepal, Ấn Độ... Tại Việt Nam cũng không ngoại lệ vì khó có thể cưỡng lại nổi vẻ đẹp của những bông hoa tím mộng mơ. Hiện nay loài cây này được trồng chủ yếu ở Hà Nội và Đà Lạt.

Những đặc điểm để nhận dạng cây phượng tím 

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa cây này với cây bằng lăng vì chúng có những đặc điểm khá giống nhau. Dưới đây là những thông tin nhận dạng hoa phượng tím, giúp bạn lựa chọn đúng loại cây cho công trình của mình: 

Đặc điểm về hình thái 

Một số chi tiết để miêu tả cây phượng tím sau đây sẽ giúp bạn có thể phân biệt loại cây này với các giống cây khác. Những khách hàng chưa biết cũng hình dung rõ hơn đặc điểm của cây phượng:

Thân cây phượng tím

Thân cây phượng tím cũng có đặc điểm giống như loài hoa phượng đỏ. Phần thân cây hoa cũng là loài cây thân gỗ. Kích thước cây trưởng thành rất cao. Vỏ cây mỏng, nhẵn và có màu nâu xám. 

Hoa phượng tím

Cành cây thưa và cong cong, có màu nâu đỏ nhạt, chia thành nhiều nhánh nhỏ. Cành phượng khá mềm, giòn, dễ uốn cong để tạo hình theo mong muốn. Phần tán lá phát triển khá rộng nhưng không rậm rạp. 

Lá và hoa phượng tím

Lá cây là dạng lá phức kép lông chim 2 lần, tuy nhỏ nhưng khá dày xếp sát vào nhau. Lá có màu xanh đậm. Khi chưa ra hoa chỉ dựa vào lá cây thì khó có thể phân biệt được cây hoa phượng tím và hoa phượng đỏ.

Hoa phượng tím có hình dáng khá giống hoa kèn hồng

Hoa phượng tím có hình chuông, độ dài từ 4 đến 5 cm. Cánh hoa rất mềm có lông tơ, mọc thành từng chùm màu xanh và khi nở chuyển thành màu tím ưa nhìn. Thời gian nở của hoa gần như đồng loạt mang đến sắc tím rực rỡ cho cả một khu vực.

Quả và hạt của cây phượng tím

Quả có dạng hình dẹt bên trong chứa hạt. Quả non có màu xanh và khi chín màu nâu. Thời gian nụ nở thành hoa đến lúc hoa rụng kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Các hoa khác thường xuyên nở trong vòng 4 đến 6 tháng. Nở vào những ngày cuối đông đến suốt mùa xuân.

Đặc điểm sinh trưởng 

Phượng tím không phát triển quá nhanh hay chậm, tốc độ sinh trưởng thuộc dạng trung bình. Cây phù hợp với khí hậu Việt Nam tại các vùng mát mẻ, dễ chịu và có khả năng chịu hạn tốt. Bởi vậy nên ở Đà Lạt họ trồng khá nhiều. 

Loại cây này cũng không kén đất nên có thể trồng trên nhiều loại đất có chất khác nhau. Từ đất thịt đến đất kiềm, chua hay sỏi đá đều có khả năng sinh trưởng phát triển tốt. 

Các giống cây hoa phượng tím tại Việt Nam hiện nay

Tại Việt Nam hiện nay chỉ có duy nhất một loại phượng tím với những đặc điểm miêu tả ở trên đây. Trên thế giới cũng chưa có tài liệu ghi nhận nào về các giống khác. 

Ứng dụng của cây hoa phượng tím trong các lĩnh vực

Cây mang vẻ đẹp hoàn hảo cho cảnh quan và tạo không gian đầy lãng mạn ấn tượng. Bạn đã biết đến những công dụng của loài hoa màu tím biếc này hay chưa?

Giá trị với ngành y học

Trong vỏ và lá phượng cũng có những chất tương tự như phượng vĩ màu đỏ khá phổ biến tại nước ta. Bởi vậy khi phơi khô hai thành phần này có thể sử dụng để sắc nước uống giúp hạ sốt, điều hòa thân nhiệt. 

Giá trị cảnh quan

Đây là loài cây mang đến giá trị cảnh quan cao bởi màu hoa tím tuyệt đẹp của mình. Do đó, hoa thường xuất hiện tại nhiều khách sạn, nhà hàng… Bên cạnh đó những khu du lịch, nghỉ dưỡng, resort… cũng thường xuyên trồng loài hoa này và cũng là một nét đẹp thu hút du khách bởi nhìn chúng khiến tinh thần rất thoải mái.

Con đường hoa phượng tím lãng mạn

Nhiều “đại gia chơi hoa” trồng cây phượng bonsai trong chậu đặt trong khuôn viên sân vườn mang đến vẻ đẹp riêng cho không gian. Phần thân khá mềm dẻo được các nghệ nhân uốn, tạo dáng cực đẹp nên những cây này cũng có giá trị rất cao.

Giá trị kinh tế

Cây phượng tím bonsai có dáng cây đẹp và những bông hoa lãng mạn nên chúng có giá trị kinh tế khá cao và thường được nhiều người săn lùng. Nguyên nhân bởi loài hoa có vẻ đẹp ấn tượng không thể hòa lẫn và mang đến cho gia chủ không gian hoàn hảo. 

Cây được sử dụng làm cây chắn bão khá hiệu quả bởi rễ của nó khỏe và bám sâu vào lòng đất. Khi cây phát triển có thể đứng vững không lo bị quật ngã bởi mưa bão. Tán lá xòe rộng nhưng không rậm rạp giúp chắn gió bão tốt.

Cây phượng có tuổi đời từ 10 đến 12 năm thường có đường kính thân lên đến 30 – 35cm. Việc khai thác để lấy gỗ dùng trong xây dựng, nội thất cũng giúp tạo ra hiệu quả kinh tế. 

Ý nghĩa của cây hoa phượng tím trong tâm linh và phong thủy

Hoa phượng tím cũng giống như loài hoa phượng vĩ đều gắn liền với các lứa tuổi học trò, luôn dự báo một kỳ nghỉ hè sắp tới. Tuy nhiên, nếu hoa phượng vĩ mang một vẻ đẹp rực rỡ thì loại cây này lại mang phong thái nhẹ nhàng, thơ mộng.

Ý nghĩa cây phượng tím

Với đặc điểm cây to, tán lá rộng nhưng thưa độ che phủ bóng mát không lớn nên cây phượng tím được lựa chọn trồng nhiều ở những công viên, khu du lịch, khu nghỉ dưỡng để tạo không gian đặc trưng và quyến rũ, là điểm check in lý tưởng cho các du khách thập phương.

Trồng loài hoa này ở không gian nhỏ của gia đình cũng không làm mờ đi vẻ đẹp của nó, vì loài hoa này mọc theo chùm và rất nhiều hoa nên dù đứng một mình nó vẫn sẽ tỏa sáng theo cách riêng. 

Không chỉ lúc ra hoa mới đẹp mà khi hoa rụng xuống sẽ tạo nên một tấm thảm màu tím cực kỳ cuốn hút. Ngoài ra, ý nghĩa phong thủy của cây phượng tím là tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu, sự chung thủy son sắt và vẹn toàn.

Cây phượng tím được trồng để làm cảnh quan, trồng làm cây bóng mát công trình ở ven đường, dọc các con phố, công viên, sân vườn hoặc các khu nghỉ dưỡng, khu du lịch…

Kỹ thuật trồng cây phượng sao cho năng suất và chất lượng cao

Phượng tím được du nhập vào Việt Nam và cần trồng đúng kỹ thuật mới có thể sống, cho hoa sớm và phát triển tốt. Kỹ thuật trồng cụ thể như sau:

Chọn giống

Khách hàng cần chọn đúng giống phượng tím, cẩn thận để không nhầm lẫn với các giống phượng đỏ, phượng vĩ. Cây giống phượng tím sẽ được chọn thân mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh, có quả già và đã cho hoa được ít nhất 5 năm. 

Các phương pháp nhân giống

Hiện nay phượng tím chỉ có một phương pháp nhân giống duy nhất đó là gieo hạt. Tại Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu để thử một số cách nhân bản vô tính cho cây nhưng đều không thành công. 

Nhân giống cây phượng tím bằng hạt

Thực hiện gieo hạt bằng cách chọn hạt già của cây phượng tím giống phù hợp, tiến hành ngâm trong nước sạch từ 36 đến 40 tiếng. Sau đó vớt ra để nước ráo bớt và trộn với cát rồi gieo lên giá thể. 

Để giá thể ra vườn ươm sau đó phủ rơm rạ để che nắng, giữ ẩm cho đất không bị khô. Trong khoảng thời gian 15 ngày đầu tiên cần cấp ẩm thường xuyên cho cây. 

Quá trình trồng

Tìm hiểu quá trình trồng cây với những thông tin cụ thể như sau: 

Thời vụ trồng

Phượng tím cần chọn thời tiết không nắng gắt, không mưa nhiều. Tại miền Bắc nên chọn mùa xuân hoặc thu. Khu vực miền Nam cần tránh mùa mưa và những ngày nắng nhiều. 

Chuẩn bị đất trồng

Cây phượng tím không kén đất trồng nên có thể trồng tại nhiều khu vực. Tuy nhiên cần lưu ý, loài thực vật này không có khả năng chịu ngập úng nên cần trồng những nơi thoát nước tốt, địa thế cao hơn mặt bằng chung.

Cây phượng tím giống

Mật độ trồng  

Mật độ trồng thích hợp của cây phượng tím thường là 3,5 – 4,5m. Nếu trồng gần hơn khi thì khi trưởng thành các cây sẽ chồng chéo cành nhán lên nhau, kém phát triển hơn. 

Tuy nhiên nếu để mật độ quá thưa hoặc trồng đơn lẻ thì loài này sẽ khá lâu mới cho hoa. Nếu chăm sóc tốt thì phượng sẽ bắt đầu nở hoa sau khoảng 2 đến 3 năm trồng. 

Cách trồng

Cây con được ươm từ hạt sau thời gian khoảng 2 tháng sẽ có chiều cao khoảng 15 đến 20cm. Đợi đến khi nào cây đạt 35 đến 50cm thì đem trồng ở bên ngoài. 

Hiện nay để tiết kiệm thời gian thì nhiều người chọn mua cây phượng tím ở Hà Nội để trồng theo các bước sau đây:

Bước 1: Rọc bỏ phần túi bầu và dây buộc bên ngoài cẩn thận không làm ảnh hưởng đến rễ cây. 

Bước 2: Đặt cây vào trong hố đã đào sẵn có kích thước khoảng 30x30x40cm và đã được bón lót bằng phân chuồng ủ hoai trước đó tối thiểu là 15 ngày để phân tan trong đất.

Bước 3: Dựng thẳng cây và tiến hành lấp đất vào hố sau đó ấn chặt đất cho cây đứng vững. Sử dụng cọc chống để tránh cây bị đổ ngã trong thời gian đầu. 

Bước 4: Tưới nước ẩm gốc và phủ thêm rơm rạ, cỏ khô.

Kỹ thuật chăm sóc cây hoa phượng tím để đảm bảo sự phát triển

Để cây phát triển tốt và nhanh cho hoa thì có thể chăm sóc theo hướng dẫn sau đây:

Cách tưới nước

Phượng tím không cần tưới nước quá nhiều tuy nhiên khi mới trồng cần đảm bảo đủ ẩm. Mùa hè cũng cần bổ sung thêm nước vào sáng sớm hay chiều tối. 

Cây phượng tím nở hoa

Cách cắt tỉa, tạo tán

Khi trồng cây được 6 tháng trở đi cần thường xuyên cắt tỉa cành những cành lá úa vàng để tạo dáng cho cây. Mỗi năm thực hiện việc tỉa cành 2 lần vào đầu xuân và đầu thu. 

Nếu muốn tạo dáng đẹp cho cây cần có kỹ thuật, đặc biệt là với các cây bosai. Tuy nhiên cây có thể để phát triển tự nhiên, chỉ cần nâng tán cho có độ cao phù hợp. 

Cách bón phân

Lựa chọn mùa mưa để bón thêm phân chuồng, phân lân giúp cây sinh trưởng và phát triển nhanh hơn. Tốt nhất là mỗi năm bón phân hai lần, khối lượng khoảng 150gr phân NPK tổng hợp hoặc phân chuồng từ 5-10kg.

Ánh sáng 

Tùy từng giai đoạn để cân đối lượng ánh sáng phù hợp cho cây phượng tím để cây phát triển tốt nhất. Lúc cây mới được trồng xuống đất là lúc cây cần nhiều ánh sáng nhất để hấp thụ dinh dưỡng và tạo mầm cho cây.

Nhiệt độ và độ ẩm

Phượng tím là loài ưa khí hậu mát mẻ và nhiệt độ trung bình chỉ nên trên dưới 20 độ C. Bởi vậy việc trồng ở miền Nam cây có sự phát triển không tốt. Khí hậu phù hợp nhất là khu vực Đà Lạt và miền Bắc. Thực tế, hình ảnh cây phượng tím, đỏ là hình ảnh đặc trưng của các trường học ở miền Bắc nhưng ở miền Nam thì ít gặp hơn nhiều. 

Cây phượng tím ưa nhiệt độ mát mẻ

Làm cỏ 

Khi mới trồng cây cần làm cỏ thường xuyên để không ảnh hưởng đến lượng chất dinh dưỡng cung cấp cho cây, tuy nhiên khi cây đã trưởng thành thì không cần thiết nữa bởi rễ cây bám rất sâu, có thể dễ dàng hút được dinh dưỡng. Sử dụng các công cụ hay thuốc bảo vệ thực vật an toàn để thực hiện việc này. 

Các bệnh thường gặp ở cây phượng tím và cách phòng chống, chữa trị

Cây không có nhiều sâu bệnh tuy nhiên trong quá trình phát triển người trồng cần chú ý quan sát cây để có thể phát hiện kịp thời và xử lý ngay hiện tượng sâu. Một số bệnh thường gặp như: 

Bệnh nấm: Nấm ký sinh trên cành và lá cây khiến chúng bị vàng, khô héo và chết dần. Có thể dùng dung dịch Booc 1% hoặc COC 84 hòa với nước thành hỗn hợp. Sau đó dùng bình phun sương, phun đều lên mặt lá 2 – 3 lần, mỗi lần cách 10 – 15 ngày.

Bệnh sâu ăn lá: Các loài sâu ăn lá sẽ có phân rơi xuống gốc. Thấy hiện tượng này cần sử dụng thuốc Methyl parathion 0,1% hoặc Bassa 50ND. Tiến hành phun đều lên cành lá của cây, sau đó khoảng 2 – 3 tiếng sẽ tiến hành tưới nước lại.

Bệnh sâu đục thân: Sâu đục vào vào thân và cành cây, đùn ra những mùn gỗ. Sâu sẽ làm giảm khả năng phát triển, khiến cây bị vàng úa, khô và dần dần chết. Dùng thuốc trừ sâu Decis 2,5EC, Bian 40-50EC hoặc Basudin 50 EC, Cyperan 5 EC, 10 EC để phun. 

Giá cây phượng tím trên thị trường hiện nay

Phượng tím là một loại cây khá quý hiếm, do đó nó có giá nhỉnh hơn so với giá cây phượng vĩ và nhiều loại cây công trình cùng loại. Điển hình, mức giá của những cây nhỏ dưới 1m khoảng 1 triệu đồng. Cây cao từ 1 đến 3,5m có giá từ 1 đến gần 4 triệu đông. 

Những cây từ 3,5m trở lên có đường kính 3,5 đến 4,5cm có giá từ 4 đến 7 triệu đồng. Tùy thuộc vào đơn vị cung cấp giống và nhu cầu của khách hàng mà sẽ có những gốc cây phượng tím có đường kính 18 - 20cm, cao 5 - 6m giao động từ 25 - 30tr/cây giá tại vườn. 

Cây phượng tím con

Giá cả phụ thuộc vào kích thước cũng như đơn vị bán hàng cho bạn. Bởi vậy cần lưu ý để chọn được vườn ươm, nhà cung cấp chất lượng đảm bảo lợi ích và sức sống của cây tốt nhất. 

Nơi mua bán cây phượng tím uy tín giá tốt 

Hiện nay, Cây Xanh Hoàng Gia là đơn vị cung cấp cây cảnh, cây công trình lớn nhất miền Bắc. Khách hàng muốn mua cây phượng tím ở Hà Nội chỉ cần liên hệ với số hotline: 0979 981 613 để được tư vấn cẩn trọng từ A đến Z. 

Công ty có nhiều kích thước cây để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Tùy thuộc vào quy mô và tính chất công trình mà nhân viên sẽ tư vấn cho bạn những sản phẩm khác nhau. 

Trồng cây phượng tím cổ thụ

Tất cả đều có sức sống tốt, không sâu bệnh, đảm bảo quá trình sinh trưởng tối ưu. Sau khi trồng cây có thể dễ dàng chăm sóc với những chế độ đơn giản nhất. 

Giá thành cây phượng tím tại Cây Xanh Hoàng Gia ổn định và được báo giá cụ thể cho những ai quan tâm. Mức giá tối ưu cực kỳ cạnh tranh trên thị trường sẽ giúp bạn mua cây ưng ý với chi phí thấp nhất. 

Bên cạnh đó công ty cũng có hỗ trợ vận chuyển, chiết khấu với những đơn hàng tiếp theo, hướng dẫn chăm sóc miễn phí… Lựa chọn Cây Xanh Hoàng Gia đảm bảo khách hàng sẽ có được sản phẩm ưng ý nhanh chóng, chất lượng và tiết kiệm nhất. 

Cây Xanh Hoàng Gia là đơn vị cung cấp cây phượng tím chuyên nghiệp và uy tín nhất Hà Nội hiện nay. Liên hệ với công ty qua số điện thoại hotline 0979 981 613 hoặc đến tận địa chỉ vườn để được tư vấn và chọn lựa cây phù hợp với mình.

Chủ đề liên quan:

Thiết kế cảnh quanThiết kế vườn hoaCây công trình có hoa đẹp

Liên hệ đặt mua cây xanh | Cây Phượng Tím