Sò đo cam hay còn gọi là cây chuông đỏ, hồng kỳ, tuylíp châu Phi, đỉnh phượng hoàng.
Tên tiếng anh: African tulip tree, Fountain tree
Tên khoa học: Spathodea campanulata
Họ: Thuộc họ thực vật: Bignoniaceae (họ Núc Nác).
Cây sò đo cam
Nguồn gốc:
Cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Phi
Phân bố:
Sò đo cam được trồng nhiều nơi ở Việt Nam, tập trung nhiều nhất ở Bảo Lộc (Lâm Đồng).
Đặc điểm hình thái:
Sò đo cam là loài cây thân gỗ lớn, cao tới 20m. Cây phân cành nhánh cao, tán tập trung ở đình cành và xòe rộng sang các phía. Thân thẳng và nhẵn, vỏ màu nâu xám.
Lá là loại lá kép lông chim một lần, lá mọc đối trên cùng 1 cuống chung, cuống chung này có lông, mỗi lá có 9-10 lá chét gần như không có cuống, các lá chét cũng mọc đối xứng nhau. Lá có dạng hình bầu dục thuôn dài, mặt lá tương đối nhẵn, với lá non mới ra đôi khi còn có lông. Gân chính và các gân bên nổi rõ ở mặt dưới của lá. Lá có màu xanh đậm, các lá non có màu xanh sáng hoặc hơi tía.
Hoa tương đối lớn có dạng ống rộng hơi cong chia thùy, có màu vàng đậm hay màu đỏ cam xếp sát nhau, mọc thẳng đứng. Cụm hoa ngắn, dày, mọc ở đỉnh cành. Hoa nở lâu tàn.
Hoa sò đo cam
Khi hoa tàn, đậu những quả nang đứng cao 20 cm, rộng 3 – 5cm, nhẵn chứa các hạt có cánh.
Hạt sò đo nhiều và có cánh, Sò đo là cây phát tán hạt qua gió giống như hạt cây Nhạc Ngựa, hạt cây Bằng Lăng… Cánh của hạt Sò đo mỏng dính theo trái nên chỉ bay xa không quá 10m.
Mùa ra hoa quả là từ tháng 11 năm trước cho đến tháng 4 năm sau.
Đặc điểm sinh thái:
Sò đo cam sinh trưởng và phát triển khá nhanh. Là loài cây ưa sáng hoàn toàn, hệ dễ yếu dễ bị gió làm bật gốc đổ gãy
Cây sò đo cam đô thị
Sò đo ko kén đất, phù hợp với nhiều loại đất, tốt nhất là đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Còn có thể trồng được ở nơi có đất mặn ít.
Cây ít sâu bệnh, khả năng chịu hạn trung bình. Có thể nhân giống từ hạt của cây hoặc giâm rễ.
Công dụng:
Cây Sò Đo Cam sinh trưởng và phát triển khá nhanh, cho hoa rực rỡ đẹp sắc, lâu tàn, tán lá xanh mát nên được rất nhiều người lựa chọn làm cây cảnh, cây bóng mát trồng trong công viên, vỉa hè đường phố, khu dân cư, các trụ sở hành chính, trường học, bệnh viện và nhất là làm cây bóng mát cho sân vườn…
Ngoài công dụng làm đẹp, Sò đo cam còn là cây thuốc. Vỏ cây đắp hay sắc uống trị lở bao tử, đái đường, sưng đường tiểu, sốt rét do Plasmodium berghei berghei”.
Cách trồng và chăm sóc:
Cây sò đo cam công trình
Đào lỗ đặt bầu sao cho rễ và thần cây ngay thẳng ở giữ hố, mặt trên của bầu thấp hơn miệng hố 1-2cm. Xé bỏ vò bầu trước khi đặt cây xuống hố, chú ý không được làm vỡ bầu hay bầu bị biến dạng. Lấp phần đất mặt xuống trước, lèn chặt bầu, vun thêm đất mặt vào quanh gốc trên cổ rễ 2-3cm.
Sò đo cam có khả năng chịu hạn tủng bình nên cần phải chsu ý thường xuyên tưới nước cho cây, tranh để cây bị khô hạn.
Rễ Sò đo cam yếu nên phải thường xuyên vun xới và làm đất quanh gốc cây. Vào mùa mưa gió có thể dùng gậy cố định cây hoặc vun chặt gốc.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: