×

Cây kim giao

Cây kim giao có nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc, Lào, Campuchia. Tại Việt Nam cây được trồng thành rừng và được bảo vệ nghiêm ngặt. Hiện nay, Kim Giao được trồng làm cây công trình tại đình chùa, nhà thờ và các công trình kiến trúc cổ Đông Á.

Tìm hiểu cây cây Kim Giao

 

Tên thường gọi: Cây Kim Giao, Kim Giao núi đá hay còn được gọi là Kim Giao đá vôi (Một loại cây đa năng tại Việt Nam).

 

 

Tên khoa học: Nageia fleury (1987).

 

 

Họ thực vật: Thuộc họ Podocarpaceae, ngành Pinophyta.

 

 

Nguồn gốc xuất xứ: Cây Kim Giao được phát triển tại miền Nam Trung Quốc. Cụ thể là ở các tỉnh thành có không khí ẩm gần Việt Nam như Quảng Đông, Vân Nam,... 

 

 

Phân bố: từ Trung Quốc, vì thuộc các quốc gia có không khí ẩm cũng như gần địa thế nên cây Kim Giao đã du nhập vào Việt Nam và sau đó là lan rộng ra các quốc gia Đông Nam Á khác. Vốn là có ảnh hưởng từ văn hóa Trung nên loại cây này đã được người dân rất ưa chuộng vì tính năng của nó.

 

 

Phân bố ở Việt Nam: Cây Kim Giao chủ yếu được phân bổ ở các khu vực phía Bắc như Hòa Bình, Ninh Bình và Nghệ An,... Ngoài ra, cây cũng được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi như Tây Nguyên và kéo dài đến Khánh Hòa - Bình Thuận,..

 

Cây kim giao công trình

Cây kim giao trồng trong khuôn viên

Đặc điểm của cây Kim Giao

Cây Kim Giao rất được phổ biến ở Việt Nam và việc nắm rõ các đặc điểm của cây không chỉ giúp chúng ta phân biệt cây với các loại khác thuộc cùng họ mà còn có thể thực hiện trồng, chăm sóc cây một cách dễ dàng hơn.

Đặc điểm về hình thái

Cây Kim Giao là một loại cây thân gỗ lâu năm, đa năng được sử dụng cho nhiều mục đích nên cây thường được trồng ở các khu rừng sâu, và sẽ có khả năng kết trái nếu được phát triển tự nhiên.

Thân và cành: Vì là loại cây thích môi trường ẩm, khả năng thoát nước tốt nên thân cây phát triển  theo hướng tán lá hình trụ và thân cao, vươn thẳng để đón mưa. Cây có chiều cao khoảng 25 - 30m và các cành sẽ có xu hướng trĩu xuống vì các lá cây lớn. Vỏ cây có màu xám ngả nâu,và thường tách nẻ ra so với thân, giúp cây thêm phần trang trọng, cổ kính.

Thân và cành cây kim giao

Lá cây Kim Giao: Lá cây có hình mũi mác, đôi khi lại có hình bầu dục, mặt ngoài lá có các đường gân lá theo dạng đa gân, mọc song song với nhau và tạo thành một mặt phẳng trơn. Nếu nhìn sơ qua sẽ trông khá giống lá cây tre nhưng Kim Giao to hơn và và trĩu xuống. Lá có chiều dài lên đến 18cm và rộng 5cm, thường mọc đối xứng nhau qua cành. Lá có màu xanh ngả vàng và để hấp thụ nước tốt hơn thì cuống khá là ngắn, bề mặt phiến lá trơn bóng. 

Lá cây kim giao

Lá cây kim giao

Quả và hoa: Hoa của cây thuộc dạng đơn tính nên hoa đực và cái mọc riêng lẻ, từ nách lá mọc lên. Theo phân bổ thì hoa cái sẽ chỉ đơn lẻ một và hoa đực là kết lại với nhiều hoa. Sau khi kết quả thì sẽ có màu xanh lam đậm hơi ngả sang tím, hình dạng tụ và có đường kính là 20mm. Để có thể theo dõi tốt hơn cho cây thì mua ra hoa của cây là vào tháng 5 còn kết quả là khoảng tháng 11 đến 12 hằng năm.

Hoa cây kim giao

 Quả cây kim giao

Đặc điểm sinh trưởng

Cây Kim Giao vốn là cây thân gỗ trồng để khai thác tiềm lực kinh tế nên có khả năng sinh trưởng rất tốt, dễ trồng, phát triển nhanh và ít bệnh. Cây rất thích môi trường ẩm và có đầy đủ nguồn nước. Cây sẽ phát triển tốt và cho ra nhiều hoa quả hơn nếu đáp ứng đúng môi trường sống.

Tại Việt Nam, cây Kim Giao không chịu được ngập úng nên được trồng ở nơi cao hơn mực nước biển từ 500 - 1000m, được trồng hỗn giao với các loại cây khác là Sến, Dẻ, Táu,... Cây thuộc dạng chịu hạn tốt và ưa ánh sáng nên cây theo xu hướng vươn lên cao.

Công dụng của cây Kim Giao

Cây Kim Giao được trồng chủ yếu là để khai thác tiềm lực kinh tế từ gỗ, cây làm cảnh phù hợp phong thủy gia chủ, lấy bóng mát cho khu vực và quan trọng là nguyên liệu cho nhiều bài thuốc Đông Y, chúng ta có thể đi sâu vào tìm hiểu ở dưới đây:

Giá trị với ngành dược phẩm

Dù không ăn được nhưng cây Kim Giao có thể được sử dụng làm thuốc. Vì cây có khả năng khử khuẩn tốt nên thường được dùng để khử vết thương. Trong Đông Y, các nhà thuốc đã vận dụng chức năng của cây Kim Giao như sau:

Lá cây khi được phơi khô và sau đó là sắt ra pha với nước ấm thì có khả năng chữa các loại bệnh cấp tính đường hô hấp như ho ra máu, xoang và sưng cuống phổi.

Lá cây nhai nát và đắp lên vết thương ngoài da thì có thể sát khuẩn và cũng thường xuyên được sử dụng cho các bài thuốc giải độc trong dân gian. 

Thân cây Kim Giao chế biến thành các tác phẩm mỹ nghệ như đũa sẽ giúp cho người sử dụng khử độc trong các thực phẩm. Nếu là với các độc tính dạng nước thì gỗ sẽ phản ứng dưới trạng thái sủi bọt.

Lá cây kim giao được dùng làm vị thuốc

Lá cây kim giao được dùng làm thuốc

Giá trị với ngành mỹ nghệ, đồ gỗ

Gỗ cây Kim Giao có hình dáng đẹp với các đường vân sáng, rõ cũng như khả năng dẻo dài nên thường được sử dụng để khai thác làm gỗ cho các ngành thủ công mỹ nghệ.

Với cấu trúc bên trong gỗ mịn và có các thớ đẹp nên thường được dùng chế biến thành các đôi đũa sang trọng, thuộc mặt hàng cao cấp vì còn có đặc tính khử độc.

Không chỉ dùng làm vật phẩm nhỏ như đũa mà còn có thể thiết kế thành các sản phẩm lớn hơn như tủ, kệ trang trí và bàn học,... vì tính năng thẳng, trơn, không chông chênh cũng như là chống mối mọt.

Giá trị cảnh quan

Cây Kim Giao có cấu trúc thân cây đẹp, thẳng đứng và mô hình lá cây theo hình tháp dựng đứng, phân tán rộng nên thường được dùng trang trí cho các kiến trúc từ sang trọng như khách sạn, khu nghỉ dưỡng,... đến các khu vực trang trọng như chùa, miếu,...

Cây có tán lá rộng và khả năng chịu mưa tốt nên thường được dùng làm đẹp cảnh quan và che nắng cho các khuôn viên rộng.

Không chỉ với hình dạng cây lớn mà Kim Giao đã được cải tiến thành những loại cây nhỏ hơn, phù hợp với để bàn dùng trang trí không gian phòng, gia tăng giá trị phong thủy cho kiến trúc. 

Cây kim giao cso ý nghĩa cảnh quan, cho bóng mát

Cây kim giao cho bóng mát, làm đẹp cảnh quan

Ý nghĩa của cây Kim Giao

Cây Kim Giao là một cây có ý nghĩa cả trong đời sống thực tiễn và về phong thủy. 

Ý nghĩa tinh thần:

Có rất nhiều câu chuyện xoay quanh loài cây đa năng Kim Giao này và trong số đó, câu chuyện mang nhiều sự đồng cảm nhất là sự tích của chàng Kim và nàng Giao. Một câu chuyện nói lên mối tình bất diệt của cặp đôi uyên ương, dù cho có gặp khổ nạn hay khó khăn thì vẫn luôn quấn quýt bên nhau. 

Chuyện kể rằng cây Kim Giao đã mọc lên từ mộ của hai người họ và mỗi khi có cơn gió thổi qua, tán cây sẽ phát ra tiếng như ai đó đang khóc than. Vì để thương tiếc cho cặp đôi cũng như tạo ra một biểu tượng thiêng liêng nên dân làng đã đặt tên cho cây đó dựa trên tên cặp đôi - Kim Giao. Từ sự tích trên, cây Kim Giao đã được xem như là biểu tượng của một tình yêu đẹp và sự chung thủy.

Ý nghĩa phong thủy:

Cây Kim Giao với kết cấu thân thẳng đứng, hướng cao thể hiện sự trang nghiêm, chuẩn mực và tán lá bao quát rộng nên thường được dùng trồng cho những kiến trúc theo lối cổ kính như chùa, đình, miếu,... Hơn hết, cây có thể khử độc nên thường được xem là vũ khí xua đuổi tà ma, mang lại may mắn cho gia chủ. Vì thể cây rất được ưa chuộng cho việc trồng trong sân vườn nhà. 

Cây kim giao để bàn

Cây kim giao để bàn

Theo một cách nói khác thì cây Kim Giao thu nhỏ dùng để bàn còn có một ý nghĩa phong thủy khác. Vì là thân cao và vươn thẳng nên còn có thể được tượng trưng cho sự cầu tiến, phát triển trong học tập và làm việc.

Kỹ thuật trồng cây Kim Giao

Loài cây này được trồng phổ biến tại Việt Nam, một phần nguyên nhân là vì nó rất ưa khí hậu nước ta, không yêu cầu nhiều trong kỹ thuật chăm sóc.

Quá trình trồng cây Kim Giao

Thời vụ: Cây Kim Giao là một loại cây ưa độ ẩm nên thường được phát triển tốt vào các giai đoạn không khí tốt và đầy đủ lượng mưa như là vụ Xuân (tháng 2 - tháng 4) hoặc là vào vụ Thu (tháng 7 - tháng 10).

Chuẩn bị đất trồng: Cây Kim Giao hay còn được gọi với một tên khác là Kim Giao đá vôi, ngay từ cái tên thì chúng ta đã biết rằng cây khá là dễ trồng cho dù là các vùng đất cứng như đá vôi. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt, đất phù hợp để trồng là những khuôn viên đất còn tốt, giàu dinh dưỡng, chiều sâu ổn, thoát nước tốt và đặc biệt là ẩm. Đất trồng nên được bón trước phân lót để cây có dinh dưỡng. Cây sinh trưởng yếu tại những vùng đất sét, hay ngập úng, đất quá mặn hoặc quá chua.

Mật độ trồng: Tùy theo từng loại cây Kim Giao mà chúng ta có thể tính toán được mật độ trồng. Tuy nhiên, trung bình thường trồng các cây cách nhau 3x3m và khoảng cách các hàng trồng cây sẽ là từ 5 - 6m. Trồng cây quá gần sẽ hạn chế sự phát triển của cây.

Phương thức trồng: Có hai phương thức trồng cây phổ biến được người dân sử dụng nhiều đó là: Trồng theo cụm (Các cây được phân theo mỗi cụm có 3 cây, các cụm có khoảng cách từ 5 - 6m) và Trồng theo hàng (Còn được gọi là trồng theo kiểu Nanh Sấu - Trồng theo hình tam giác, xen kẽ với khoảng cách 5 - 6m một cây). Tùy vào vị trí địa lý mà có thể lựa chọn phương thức phù hợp sao cho dễ chăm sóc nhất.

Cách trồng cây Kim Giao

Quy trình trồng cây Kim Giao tịa Cây xanh Hoàng Gia là:

Bước 1: Chuẩn bị các cây con có độ tuổi ít nhất từ 16 - 18 tháng tuổi. Để có thể đảm bảo quá trình phát triển của cây thì cây phải đáp ứng các tỷ lệ kích thước là chiều cao từ 30 - 40cm và rễ cây có đường kính trung bình khoảng 0.6 - 1m.

Bước 2: Chuẩn bị cải tạo đất trồng cho cây ít nhất là trước một tháng khi trồng. Đầu tiên là cuốc một hố đất sâu có hình hộp có chiều dài mỗi đường là 40cm. Với lớp đất vừa được đào ra ngoài sẽ thực hiện trộn vào đó khoảng 100 gram phân siêu lân và từ 1 - 2 kilogram phân ủ ở chuồng hoặc là phân hữu cơ. Tùy vào mức độ của đất và gốc của cây nên sẽ có các công thức trộn phân khác nhau, tuy nhiên, tỷ lệ trộn ở trên là giải pháp phổ biến nhất. Cuối cùng là lấp các phần đất đó lại vào hố sao cho còn lại 25cm so với đất bằng.

Bước 3: Trước khi trồng cây sẽ dùng cuốc để đào một cái hố ngay tạo đất đã cải tạo một độ sâu bằng với gốc của bầu cây. Tiếp theo thực hiện tách vỏ của bầu cây ra, cần phải tỉ mỉ ở bước này vì rất dễ tách làm vỡ bầu cây. Sau đó đặt cây vào trong hố sao cho rễ cây ngang với mặt phẳng của hố và lấp đất lại. vun đất và ấn chặt cho cây đứng vững, nhưng không nên ấn quá chặt làm nghiêng cây. Giữ ẩm giai đoạn đầu cho cây bằng nước và dùng các tán cây nhỏ xung quanh để tạo bóng mát cho cây.

Sau khi trồng cây, cần chú ý giữ cho đất luôn đủ ẩm nhưng không bị úng bởi giai đoạn này rễ cây con còn yếu.

Kỹ thuật chăm sóc cây 

Kỹ thuật chăm sóc cây Kim Giao được chia làm hai giai đoạn, khi cây dưới 3 tuổi và khi cây sau 3 tuổi.

Chăm sóc cho cây 3 năm đầu

Cây Kim Giao là loại cây trồng nhằm khai thác gỗ nên quãng đời của cây khá lâu vì thế mà trong các năm đầu, cây còn khá yếu. Trong khoảng 3 năm đầu tiên, cây Kim Giao phát triển chậm, độ cao của cây tùy thuộc vào môi trường sống mà có thể tăng trưởng cao hoặc thấp hơn trung bình. Ở môi trường phù hợp, cây thường phát triển hằng năm là vào khoảng 40 - 50cm.

Trong giai đoạn đầu, cây khá yêu nên bạn cần phải thường xuyên quan sát và thực hiện vệ sinh các cây nhỏ có hiện tượng xâm lấn đến cây như cỏ dại, cây bụi nhằm tạo một không gian rộng cho cây Kim Giao quang hợp tốt. Bên cạnh đó, chú ý gia tăng độ ẩm và dinh dưỡng định kỳ cho cây bằng cách bón phân 2 lần trong năm vào các giai đoạn cuối mùa vụ Xuân và Thu. Lắp đặt hệ thống tưới nước mỗi ngày 1 lần vào các khung giờ sáng sớm và chiều muộn vì cây sẽ bắt đầu thực hiện bắt đầu và kết thúc quang hợp.  

Chăm sóc cho cây từ năm thứ 4

Từ năm thứ 4 cây đã có khả năng cứng cáp và phát triển vừa đủ nên tốc độ tăng trưởng sẽ tốt  hơn, mỗi năm tăng trung bình từ 1 - 1.5m. Các cách chăm sóc cây phát triển cũng không khác gì so với 3 năm trước tuy nhiên có thể hạn chế đi lượng nước tưới cây hoặc số lần tưới cho cây, khoảng 3 - 4 lần trên tuần là vừa đủ. 

Thực hiện xới đất xung quanh gốc cây, bán kính 60 - 80cm. Khi xới đất sẽ trộn vào đó các loại phân dinh dưỡng nhằm gia tăng tiến độ phát triển của cây. Bạn chỉ cần áp dụng công thức bón phân như sau: 100 - 300gram phân NPK (Tùy vào mức độ của đất và cây để ước lượng nồng độ dinh dưỡng), đồng thời để phát triển tự nhiên sẽ cho thêm vào đó là các phân hữu cơ, phân ủ chuồng.

Cây kim giao trưởng thành
Cây kim giao trưởng thành

Ánh sáng

Cây Kim Giao ưa sáng, do đó nên trồng tại những nơi nhiều ánh sáng chiếu trực tiếp, không bị tán cây khác che khuất. Nếu trồng loại cây để bàn trong nhà nên ưu tiên nơi có giếng trời hoặc mang cây Kim Giao ra phơi nắng hàng ngày để cây phát triển khỏe mạnh.

Nhiệt độ và độ ẩm

Cây Kim Giao là cây xuất xứ từ miền nam Trung Quốc nên ưu thích với môi trường cận nhiệt đới ẩm tại Việt Nam. Vì thế không cần quá lo lắng về sự phát triển của cây đối với môi trường, dễ dàng xây dựng không khí ẩm xung quanh cây. Cây ưa nơi nóng ẩm nhưng rất sợ bị ngập úng, mưa nhiều nên trồng ở vị trí cao cách mặt nước biển 500 - 1000m.

Các bệnh thường gặp của cây Kim Giao và cách phòng trừ 

Cây Kim Giao có sức sống tốt nhưng cũng dễ bị sâu hại, dưới đây là một số bệnh lý và dấu hiệu có thể thường thấy nhất ở cây.

Bệnh đốm than ở cây Kim Giao

Khí hậu nhiệt đới ẩm ở Việt Nam rất thích hợp cho việc trồng cây thân gỗ nhưng cũng là điều kiện để các bệnh về thân cây. Một triệu chứng phổ biến đó là bệnh đốm than, thường thì cây cây sẽ xuất hiện các đốm trên lá và cành, bệnh này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây.

Để tránh loại bênh này cho cây, bạn cần phải phun các chất như Bordeaux 1% lên cây. Nhưng khi phát hiện cây bắt đầu có dấu hiệu dính bệnh, bạn cần phải loại bỏ đi các cành cây có lá có dấu hiệu bệnh, đem đi đốt và sau đó phun Daconil 75WP trong vòng 10 ngày từ 2 - 3 lần.

Lá cây kim giao khỏe mạnh

Lá cây kim giao khỏe mạnh

Bệnh đốm xám ở cây Kim Giao

Một bệnh khác xuất hiện ở Kim Giao thuộc loại đốm là bệnh đốm xám. Dấu hiệu thường thấy là ở các mép lá và ngọn. Bệnh này khiến cây suy yếu và rụng dần theo thời gian. Để có thể phòng tránh, bạn nên cắt bỏ các cành có dấu hiệu bệnh và thường xuyên bổ sung các loại dinh dưỡng cho cây giàu hàm lượng P, K cao. Sau đó, tiếp tục phun thuốc Topsin 0.1% lên khắp các cành cây.

Bệnh khô cành

Dấu hiệu có thể thấy đó là các cành non của cây chuyển sang các đốm hình bầu và có màu hạt dẻ. Bệnh dễ làm cây héo, rụng lá và rất khô dinh dưỡng. Để phòng tránh, bạn cần phải phun thuốc Bordeaux 1% và loại bỏ đi các cành tán, phân bổ phân bón hợp lý. Và diệt tận gốc, bạn nên kết hợp thêm thuốc Zineb 0.2% để phun vào cây.

Chống mối ở cây Kim Giao

Bệnh chống mối là việc suy giảm khả năng chống chịu đối với mối, khiến cho rễ và gốc cây sẽ bị tấn công. Để phòng chống bệnh, bạn nên dùng thuốc Lorsban 50EC hoặc Sunmicidin 20EC phun vào hố trước khi trồng cây 15 ngày.

Chống dế ở cây Kim Giao

Cũng giống như bệnh chống mối, bệnh này sẽ khiến cho các loài dế (vốn là loại côn trùng ăn tạp) tấn công các chồi non của cây. Cách để diệt trừ khá là đơn giản, bạn trộn cám gạo với phân động vật và thuốc Padan 95SP. Sau đó vo tròn và rải đều ở mỗi gốc cây từ 2 -3 viên.

Giá cây Kim Giao Công Trình

Cây Kim Giao là loại cây thân gỗ rất được ưa chuộng trong thời gian gần đây nên thị trường cây trồng vốn đã rất sôi động. Có nhiều đơn vị bán nhiều cây Kim Giao công trình với nhiều giá cả khác nhau nhưng trung bình giá sẽ nằm ở khoảng:

Cây giống: 80.000 - 120.000vnđ/ cây

Cây Kim Giao để bản: 120.000 - 250.000vnđ/ cây

Cây công trình, kích thước rất lớn nên giá sẽ dao động vào khoảng 1 triệu đồng.

Loại cây này có quá trình phát triển chậm trong những năm đầu nhưng về mặt chăm sóc lại rất dễ dàng. Thông thường cây sẽ cần 5 năm mới có thể khai thác được. Nhiều người đã tìm đến và ưa chuộng loại cây Kim Giao nên dẫn đến vấn đề khan hiếm và được bảo vệ rất nghiêm ở vườn quốc gia.

Nơi mua cây Kim Giao uy tín giá tốt 

Để mua cây Kim Giao công trình giá tốt, bạn cần tìm đến những nơi bán cây có quy mô lớn và chuyên nghiệp. Cây xanh Hoàng Gia cung cấp các loại cây Kim Giao với đa dạng các giống cây thích hợp để làm cảnh, trồng lấy bóng mát và khai thác gỗ. Mua cây tại Cây cảnh Hoàng Gia, bạn sẽ được tư vấn tận tâm để chọn được cây giống phù hợp nhất với giá tốt nhất. 

Công ty Cây Xanh Hoàng Gia là một trong những nơi cung cấp đa dạng các loại cây cảnh, cây xanh công trình, cây ăn quả, cây bóng mát, cây phong thủy...

Chủ đề liên quan:

Thiết kế sân vườn theo phong thủyThiết kế cảnh quanNhững cây cảnh nên trồng trong nhàNhà vườn đẹp

Liên hệ đặt mua cây xanh | Cây kim giao