Cây cọ dầu có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Trung và Nam Mỹ. Nay cây được du nhập vào Việt Nam trồng làm cây công trình tạo cảnh quan đường phố, khuôn viên, biệt thự…Đồng thời cây cũng mang lại giá trị kinh tế cao bởi vỏ quả, nhân trong hạt có chứa nhiều dầu.
Cây cọ dầu hay còn có tên dừa dâu
Tên khoa học Elaeis
Thuộc họ Arecaceae(cau)
Cây cọ dầu là cây thân cột, khi cây trưởng thành có chiều cao trung bình 20m, hiện tại được trồng ở Việt Nam với chiều cao từ 3 – 5m, mọc như bẹ dừa, các bẹ của cây sau khi rụng để lại sẹo ở trên thân cây tạo thành các mắt xung quanh thân, các mắt này sẽ được nhân nên gấp nhiều lần theo chiều cao sinh trưởng của cây. Lá cọ dầu mọc đơn, dài tư 1 – 3 m, lá xẻ thùy lông chim, mép cuống lá có gai. Hoa tự hình bông đơn, có phân nhánh mọc tập trung ở phần ngọn, hoa đực hình bông đuôi sóc, trên đỉnh có móc sắc, nhỏ. Hoa cái có hình bông phân nhánh, cũng nhỏ, bầu 3 ô.
cây cọ dầu trưởng thành
Cây mọc thành từng cụm dày đặc nhìn rất lạ mắt. Sau khi thụ phấn sẽ mất một khoảng thời gian từ 5 – 6 tháng quả chín. Khi đó ta sẽ nhìn thấy một màu đỏ tươi nhìn rất bắt mắt, lớp vỏ ngoài của quả có chứa rất nhiều dầu, bởi vậy người ta thường gọi cây là cọ dầu. Không chỉ lớp vỏ bên ngoài, mà bên trong quả có chưa một nhân có thịt màu trắng cũng có dầu.
quả cọ dầu
Cọ dầu mọc nhanh, chỉ sau 2 – 3 năm là cây bắt đầu ra quả, quả thường chín vào tháng 7 đến tháng 12.
Người ta thường trồng cây thành một khu vực quy hoạch riêng để sản xuất dầu và xà phòng. Bởi thừa hưởng một vẻ đẹp, và thích hợp trồng làm cây bóng mát nên cọ dầu đã lọt vào tốp cây tạo cảnh quan môi trường, trồng dọc lối đi tại công viên, hay trồn làm tiểu cảnh sân vườn biệt thự, khu đô thị để tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ đồng thời giúp thanh lọc khí bụi cho môi trường.
Đặc điểm sinh trưởng cây
Cây cọ dầu có tốc độ sinh trưởng trung bình, cây phù hợp với nền đất pha cát và có khả năng chịu mặn tốt. Thuộc tốp cây ưa ánh sáng và lượng mưa trung bình.
Ứng dụng
- Cây cọ dầu thường được sử dụng trồng làm cây công trình, cây tạo cảnh quan đường phố, trang trí sân vườn, nhà cửa, sử dụng để phối hợp với các loại cây khác như cây cỏ nền như cây cỏ nhung, cây cau vàng, cây cau lùn....
- Quả cọ dầu chứa nhiều tinh dầu nên được sử dụng để chế biến dầu ăn, và một số ngành công nghiệp khác.
- Cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, không chỉ sử dụng ép lấy dầu ăn mà còn sử dụng trong ngành công nghiệp in, xà phòng, sơn…
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây
Cây cọ dầu được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt.
cây cọ dầu giống
- Cách xử lý hạt:
+ Làm sạch hạt cọ dầu, loại bỏ những hạt kém chất lượng, mạt lép, không có khả năng nảy mầm.
+ Ngâm hạt cọ trong nước ấm với tỷ lệ 3 sôi + 2 lạnh trong vòng 5 ngày, sau đó kiểm tra sức nảy mầm của hạt bằng cách đập vỡ lớp vỏ ngoài của hạt, dùng dao khía nhẹ ở phần có mầm hạt. Ta có thể theo dõi và nhìn thấy mầm hạt nhỏ có màu xanh trắng đang nhô ra.
+ Sau khoảng 5 ngày vớt hạt ra và rửa sạch, tiếp tục ngâm hạt trong dung dịch Agriconik trong vòng 24 tiếng, để thúc đẩy quá trình nảy mầm của hạt.
+ Sau khi ngâm hạt vào dung dịch đó 1 ngày, tiến hành vớt hạt ra và phơi trong nắng nhẹ, ban đêm lại tiếp tục ngâm hạt vào dung dịch thuốc nước. Cứ làm lặp đi lặp lại trong vòng 3 ngày.
+ Sau khi trải xong 3 ngày ngâm thuốc nước, ta rửa sạch hạt và ủ vào trong bao tải có chứa phân tươi hoặc phân chuồng (nhằm kích thích hạt nảy mầm nhanh hơn). Ủ trong 4 ngày ta lại nhấc hạt ra và rửa chua đồng thời tiêu diệt những con vật định ăn lá mầm của cây. Lặp lại 3 lần rửa chua và ủ trong phân, sau đó dùng hạt ủ gieo vào luống.
+ Gieo hạt vào luống hoặc tra thẳng vào bầu dinh dưỡng. Chuẩn bị túi bầu theo tỉ lệ (50% Cát + 50% Phân chuồng hoai)
+ Nếu gieo hạt vào luống thì phải làm đất thật nhỏ, sau đó rắc đều hạt lên mặt luống và phủ lên một lớp đất dày từ 3 – 5 cm. Có thể rắc nên trên mặt luống ằng phân xanh hoặc bèo tây. Sử dụng phương pháp gieo hạt vào luống thì cây con sẽ đạt tiêu chuẩn cao hơn.
+ Quá trình ủ cọ dầu sẽ diễn ra trong vòng 2 – 3 tháng, sau đó cọ dầu sẽ nảy mầm.
- Cọ dầu là loại cây dễ trồng và dễ chăm sóc so với nhiều loại cây khác.
- Cần tưới nước và bón phân NPK định kỳ, đặc biệt là giai đoạn ủ cọ dầu.
- Cắt tỉa lá thường xuyên để đề phòng sâu bệnh, đề phòng lão hóa quanh gốc cây.
- Cây cọ dầu không cần uốn tỉa tạo dáng, mà cây mọc lên đã tự tích lũy cho mình những thế đứng đẹp nhất có thể.