Cây cau lùn được xem như một loài cây cảnh, thường được trồng ở những nơi công vien, trên đường phố hay trong nhà vườn. Kỹ thuật trồng cây khá đơn giản nhưng lại đòi hỏi rất nhiều công chăm sóc.
Giới thiệu cây cau lùn
Tên khác: Tân lang, binh lang
Tên khoa học: Areca catechu
Thuộc họ: Thực vật Arecaceae (Cau)
Phân bố: Cau lùn phân bố và được trồng tại Ấn Độ, Malaysia, Đài Loan, Việt Nam và nhiều nước châu Á khác. Hiện nay, tại Việt Nam cây cau lùn được trồng dải dác nhiều nơi trong miền nam.
Cây cau lùn trong thiết kế sân vườn
Nguồn gốc
Có nguồn gốc từ Châu Á.
Mô tả
Thân: Thuộc thân cây cột, có chiều cao từ 10 đến 20m, đường kính trung bình của cây là từ 15 đến 20 cm, cây có nhiều đốt do sẹo của bẹ lá để lại.
Lá: lá đơn già hơn 1,5m phiến lá xẻ thùy sâu, có hình dạng lông chim, khi lá non được gấp thành nếp với nhau theo chiều dọc. Bẹ lá cau có hình dạng mo, bao bọc xung quanh thân cây, khi rụng mo sẽ để lại sẹo giống như cây cau vua.
Hoa: hoa cau mọc ra ở nách lá, được phân thành nhiều nhánh. Thường ra hoa vào tháng 3 và dải dác tới tận tháng 8.
Quả: Quả hạch có hình trứng trái xoan khi non có màu xanh, khi chín màu vàng. Quả cau có vị thơm nồng và hăng.
Đặc điểm sinh trưởng cây cau lùn
Cây cau lùn có tốc độ sinh trưởng chậm hơn những cây khác nên chiều cao của nó cũng tăng chậm theo thời gian. Cây phải mất thời gian là 20 năm mới cao được khoảng 2m.
Tác dụng
- Mo cau có thể dùng làm quạt. Lá cau khô được dùng làm chổi.
- Cây được trồng trong vườn, vừa có nguồn thu nhập, vừa có khoảng không gian xanh, đẹp.
- Cây cau lùn có hình dáng rất đẹp, lá màu xanh bóng, chịu được bóng mạnh, nên rất thích hợp trồng chậu có thể để làm cảnh ở phòng khách, phòng làm việc, phòng họp, làm tăng thêm không khí của nơi có đặc điểm nước nhiệt đới.
- Theo phong thủy: Cây cau lùn được trồng ở trước nhà để ngăn gió lạnh hướng bắc và Đông bắc. Quả của cây xum xuê nên thường được trồng để liên tưởng tới sự may mắn cho gia đình.
Cây cau lùn tại vườn ươm
Phương pháp trồng cây cau lùn
Chọn giống:
- Chọn cây mẹ khỏe mạnh không bị sâu bệnh, cây có tuổi đời dưới 8 tuổi, cây đã cho trái và trái đã bắt đầu chín đỏ. Sau khi cau chín tiến hành hái quả để ở nơi khô ráo khoảng 20 ngày sau đó xem nếu thấy cuống nảy mầm tức là cây đã nảy mầm. Có thể dùng mầm này để ươm thành cây con. Mầm được đưa ra ngoài bằng cách cho vào túi ni long để nhân giống.
- Trong quá trình ủ hạt giống cần giữ độ ẩm khoảng 70 đến 80% và đề phòng kiến, bọ hung cắn phá. Khoảng từ 3 đến 4 tháng sau, cây cau có chiều cao 20 đến 30cm có thể mang đi trồng nơi cố định.
- Đưa cây giống vào bầu đất pha cát trộn với phân chuồng khô mục. Trộn theo tỉ lệ là 4:2, 4 phần cát và 2 phần phân. Khi trồng phải đặt hướng của mầm lên trời để cây mọc thẳng không bị cong queo.
- Khi cây cao khoảng từ 20 đến 30cm có thể tiến hành trồng.
- Chọn vị trí trồng từ trước để sau này không thể xê dịch được nữa.
- Đào hố có hình vuông và được bón lót từ trước, có thể bón phân chuồng, phân hữu cơ kết hợp với bón vôi đề diệt các loại mầm mống sâu bệnh.
- Tiến hanh trồng ở nơi đất có nhiều dinh dưỡng, ẩm nhưng thoát nước tốt.
- Tránh trồng cây ở nơi thiếu ánh sáng vì đây sẽ là điều kiện tốt cho các loại sâu bệnh hoành hành như: rầy, nấm…Trong trường hợp mắc phải loại bệnh này cần phun thuốc trị rầy hoặc Ridomin để trừ nấm.
Phương pháp chăm sóc cây cau lùn
- Dọn sạch cỏ rác quanh gốc cây cau lùn để tránh bọ, kiến làm tổ.
- Trong giai đoạn đầu cây dễ sâu bệnh phá hoại vì vậy trồng cây cần kết hợp tưới nước, bón phân và phòng trừ sâu bệnh cho cây.
- Cây thường mắc phải những loại bệnh như rệp sáp, rệp phần ốc vảy… Trường hợp cây mắc phải các loại vi khuẩn sâu hại trên nên dùng Supracide hoặc Suprathion phun vào sẽ diệt được chúng.
- Vào lức cây sinh trưởng cần tưới bổ sung phân lân NPK một lần.
- Mùa đông không nên tưới nhiều nước vì cây bước vào kỳ ngủ nghỉ. Nên che bóng 50 đến 70% ; ánh sáng mạnh dễ làm cho lá chuyển sang màu vàng. Cau lùn có thể để trong phòng tối được 4 đến 6 tuần.