Cây tùng tháp là cây cảnh được trồng ở nhiều nơi như vườn nhà, biệt thự nhà vườn. Thuộc loại cây cảnh được ưa chuộng nhiều bởi vẻ đẹp toát lên từ hình dáng của cây. Cây rất hợp để trồng làm cảnh quan công trình, đô thị.
Giới thiệu cây tùng tháp
Tên khác: Cây Duyên Tùng, Tùng Cối, cây Bút Tùng,cây tùng kim
Tên khoa học: Sabina chinensis
Nguồn gốc
Cây có nguồn gốc từ những nước thuộc khu vực Châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản)
Mô tả:
Thân: Thân cây bách tùng có màu vàng nâu, có da sần sùi, nhiều vết nứt, nhìn già cỗi, lớp vỏ ngoài thân khá dày. Nhựa của cây có mùi thơm đặc trung, bên trong thân cây có lõi màu đen rất cứng nên rất khó uốn chi, cành cây lúc còn nhỏ rất dẻo, nên uốn ngay từ nhỏ sẽ dễ hơn. Cây có độ cao vào khoảng 25 m, đường kính của thân vào khoảng 60 cm.
Lá: Lá phát triển thành từng búi lá, ở vị trí có nhiều nắng cây sẽ không bun ra, ở vị trí ít ánh nắng cây sẽ bun ra thành 5 lá nhỏ. Cây bách tùng mang 2 loại lá: một là hình vảy; 2 là hình kim ngắn
Hoa: Cây không có hoa
Nếu nhìn bao quát toàn cây sẽ toát nên vẻ đẹp thiên nhiên hoang dã tựa như những ngọn núi đang di chuyền.
Đặc điểm sinh trưởng cây tùng tháp
Cây tùng tháp thích nghi với điều kiện ánh sáng toàn phần, thời gian và cường độ chiếu sáng cao, Cây có thể sống được ở môi trường đất kiềm và axit. Chịu được nhiệt độ cao và chịu hạn dài ngày nhưng lại không chịu được úng. Phù hợp để trồng cây công trình, cây ngoại thất và tạo cảnh quan cho không gian xung quanh.
Tác dụng
- Cây có tác dụng làm đẹp cảnh quan môi trường.
- Dịch chiết từ lõi thân cây có chứa nhiều dược chất có giá trị trong công tác y học như: Quercetin, naringenin, taxifolin, aromadendrin và isoquercitrin.
Phương pháp trồng cây tùng tháp
- Đất trồng phải tơi xốp, nhiều lỗ thoáng, nếu trồng bằng xỉ than tổ ong, đất thịt, chất xơ như trấu hay mụn dừa, phân vi sinh cây sẽ phát triển tốt hơn nhiều.
- Cây tùng cối được trồng bằng biện pháp chiết cành, giâm cành …
+ Đối với phương pháp chiết cành: Được áp dụng với những cành lớn. Tiến hành tốt nhất vào giữa mùa đông và cắt tỉa vào mùa xuân.
+ Đối với phương pháp giâm cành: Chọn những cành có độ lớn bằng chiếc đũa trở xuống. Thời gian tiến hành tốt nhất vào mùa xuân.
+ Đối với phương pháp gieo hạt: Luôn phải cẩn trọng phương pháp này rất khó bởi hạt của cây nếu bảo quản không tốt rất dễ mất sức nảy mầm.
- Nếu nhân giống cây tùng tháp với số lượng lớn các bạn có thể dùng phương pháp giâm ngọn. Cần chọn những ngọn hơi già, chấm thuốc kích thích để cành ra rễ và giâm trong khay cát.
Cách chăm sóc
- Bổ sung phân bón NPK vào tháng 3 hàng năm.
- Thực hiện cắt tỉa cành, uốn cành vào mùa xuân hoặc mùa đông (Thời điểm cắt tỉa thích hợp nhất vào lúc trời bắt đầu se lạnh). Lưu ý: không được vặt hết lá, đầu ngọn luôn để hướng lên trên để hứng sương.
- Lên đưa cây vào chậu vào mùa đông hoặc đầu xuân bằng cách đánh bầu.
- Khi trồng phải cắt hết rễ dập, rễ bị thối, nén đất chặt quanh gốc, đưa chậu cây vào chỗ mát để tránh trường hợp mưa nhiều cây sẽ bị thối rễ.
- Không tiến hành cắt tỉa cành cùng lúc đưa cây vào chậu.
- Tưới nước đầy đủ, không nên để đất bị khô, cây rất hợp với nước bể phốt, nên tưới nước bể phốt cho cây sinh trưởng và phát triển nhanh.