Cây thông có nguồn gốc từ nước Đức ở thời phụng hưng từ thế kỷ thứ 16. Cho đến nay cây mọc phân bố rộng dãi khắp Bắc bán cầu, lục địa Á – Âu. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về loài cây này: đây là loài cây như thế nào, có ý nghĩa, công dụng và cách trồng, chăm sóc ra sao.
Giới thiệu chi tiết về cây thông
Tại Việt Nam cây được trồng phổ biến ở khắp nơi như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Sơn la, Nghệ An, Quảng Nam, Bình Thuận, Lâm Đồng…
Tên thường gọi: cây thông, cây noel, thông hoàng mai, tùng thông…
Tên khoa học: Pinus
Họ thực vật: Thông (Pinaceae)
Nguồn gốc xuất xứ: Đức
Phân bố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Sơn la, Nghệ An, Quảng Nam, Bình Thuận, Lâm Đồng…
Ở Việt Nam, loài cây này được chọn lựa làm cây công trình với sứ mệnh mang lại cảnh quan xinh đẹp cho đường phố, sân vườn, khuôn viên khu đô thị. Khi nhắc đến loài cây này sẽ làm mọi người liên tưởng đến những ngày giáng sinh vui vẻ, an lành. Cây thông công trình thuộc chi trong họ Thông (Pinaceae) và cũng là chi duy nhất tồn tại trong phân họ thông (Pinoideae).
Phân loại cây thông
Để phân loại loài cây này, chúng ta có thể chia làm 3 loại dựa trên chi khoa học là: Aceh, Tapanuli, Kerinci. Cả ba loại có đặc điểm hình thái tương đối khác nhau nhưng đều có khả năng chống chọi tốt với sâu bệnh, đặc biệt là sâu Milionia basalis. Tại Việt Nam, ta thường nghe đến cách phân loại như thông lá kim thân gỗ, cây thông đà lạt, cây thông thơm, cây thông nhật, các loại thông cảnh
Hình ảnh cây thông
Đặc điểm của cây thông công trình
Có thể nhiều người chưa biết, loài cây này có nguồn gốc xuất phát từ nước Đức của những thế kỷ trước và có những đặc điểm dưới đây.
Đặc điểm về hình thái
Cây thông công trình là loài cây có thân gỗ khá lớn, lúc đạt độ trưởng thành sẽ có độ cao tầm 35m. Tuy có vóc dáng giống như cây hồng lộc nhưng cây thông có phần ngọn nhọn hơn, và dễ thích nghi với khí hậu nhiệt đới. Chiều cao dưới cành của cây có độ dài khoảng 25m, đường kính sẽ chạy từ mức 45 đến 75 cm so với chiều cao dưới cành.
Cây có lớp vỏ tương đối dày, phần gốc có màu nâu xám thân thuộc, phía trên thì xuất hiện màu đỏ nhạt trông khá lạ mắt. Cành thông ở dưới thường có những tán rộng hơn, nằm ngang, còn cành ở phía trên thì mọc chếch lên.
Lá của cây thông có hình kim, kết hợp lại thành từng cặp và dài từ khoảng 12 đến 25cm. Lá của cây khá mảnh nhưng khá thô và cứng, kết hợp cùng màu xanh thẫm, gốc lá thông sẽ có hình ống, bẹ lá dài khoảng 2cm và có sức sống dai, tốt. Phía trong thịt lá, khi cắt ngang, sẽ xuất hiện từ 2 đến 3 ống nhựa ở giữa.
Chồi non của cây
Về phần nón thông, nó có thể mọc đơn độc hoặc cũng có thể mọc thành từng đôi với hình dạng như hình trứng thuôn dài từ khoảng 5 đến 11cm và hầu như là không xuất hiện cuống.
Quả nón sẽ có vẩy, vẩy của quả nón mới vào năm thứ nhất sẽ không xuất hiện gai, tuy nhiên khi từ năm thứ 2, chung sẽ bắt đầu chuyển dạng thành hình trứng, hình trụ, mặt vảy sẽ có hình thoi với mép trên dày, lồi, cạnh sắc, ở dưới thì dẹt hơn, có 2 gờ ngang xuất hiện dọc đi qua giữa.
Nón thông
Về hạt thông, chúng có hình giống trái xoan, hơi dẹt và có cánh, cánh dài trong độ khoảng từ 1 đến 2,5cm và rất nhỏ.
Đặc điểm sinh trưởng cây thông
Đây là loại cây có biên độ sinh thái khá rộng so với các loài thực vật khác nên môi trường sinh sống đa dạng hơi so với nhiều loại đất cằn cỗi, nghèo chất dinh dưỡng, đá sỏi. Loại cây này cũng rất ưa ánh sáng, có khả năng chịu hạn tốt, thích ứng được với độ chua PH từ 3.5 đến 4.5. Cây lúc còn non sẽ có sự sinh trưởng khá chậm, nhưng khi lớn được khoảng 30, 40 năm tuổi thì bắt đầu sinh trưởng nhanh hơn, chiều cao cũng tăng trưởng mạnh.
Công dụng của cây thông
Nói về tác dụng của cây thông, loài cây này có rất nhiều giá trị và công dụng cho mọi người, cụ thể như sau:
Giá trị cây thông với ngành y học
Tinh dầu cây thông được mọi người dùng để chữa bệnh ghẻ ngứa và nhiều bệnh ngoài da khác (nhưng lưu ý bôi một lớp thật mỏng để tránh phồng, tổn thương da). Ngoài ra, còn có thể phối hợp với cồn long não để làm thuốc xoa bóp trị đau nhức ở người lớn.
Tùng tiết chữa được các bệnh như tê thấp, nhức mỏi, khớp sưng đau, phối hợp với các vị thuốc khác bằng cách sắc uống, hoặc ngâm rượu uống.
Lá hay còn gọi là tùng mao, có thể phối hợp với lá long não, lá khế, lá thanh hao để nấu nước tắm chữa trị lở loét. Ngoài ra, lá thông tươi khi băm nhỏ kết hợp ngâm với rượu có thể dùng để xoa bóp chữa đau cơ, nhức mỏi gân xương, ứ huyết, bầm tím.
Vỏ khi kết hợp với cây vương tùng, cành tía tô, xác ve sầu để nấu nước tắm chữa được bệnh phù toàn thân hiệu quả và nhanh chóng.
Tùng hoàng có thể sắc thành thuốc để uống và có công dụng chữa đau đầu, choáng váng, chóng mặt.
Giá trị cảnh quan
Với đặc điểm tán rộng nên loài cây này thường được sử dụng để làm các cây công trình đẹp, trang trí tiểu cảnh sân vườn, dọc lối đi, làm cây cảnh bonsai trưng bày, cây bóng mát tại công viên, trường học, đặc biệt là cây giáng sinh Noel…
Thân cây là loại gỗ tốt và có rất nhiều công dụng trong ngành xây dựng, ví dụ như làm gỗ lạng, ván ép, đóng mộc. Ngoài ra, gỗ của cây này cũng nhỏ nhẹ nên hay được sử dụng làm bột giấy, ván sợi ép. Đặc biệt là cây thông Caribe với loại thân chất lượng khá tốt nên giá thành cũng rất cao, tuy nhiên nhựa của nó thì rất dễ bị bắt lửa.
Giá trị kinh tế
Cây thông có hình dáng khá đẹp và bắt mắt nên rất thu hút mọi người mua về để trang trí xung quanh khuôn viên nơi mình ở, trong ngôi nhà, khu vườn…
Những nơi như công viên, dải đi bộ thường hay trang trí loài cây này khiến cho nơi đó trở nên đẹp hơn và hút rất nhiều khách đến, mang lại giá trị về kinh tế cho đất nước.
Vào những dịp giáng sinh, cây thông giáng sinh là mặt hàng khá đắt khách, vì tính biểu tượng, tượng trưng cùng sự lộng lẫy khi kết hợp cùng các phụ kiện trang trí khác. Do đó khi trồng cây này cũng đem lại một nguồn thu nhập không hề nhỏ cho chủ vườn, những người bán.
Cây thông cổ thụ 160 năm tuổi
Ý nghĩa của cây thông
Từ xưa đến nay, loài cây này được biết là luôn sống trong môi trường đầy tuyết, giá rét quanh năm nhưng nó vẫn luôn sống một cách hiên ngang, tươi mát, xanh ngát. Vì thế, mọi người tin rằng cây thông là hình ảnh biểu trưng cho những sự kiên định, kiên trì, vững chãi, lớn mạnh, bền vững. Cây thể hiện một nội lực mạnh mẽ, bất khuất, dù cho có thử thách, chông gai nào cũng không thể lay chuyển.
Ngoài ra, loại cây này đặc biệt có tuổi thọ rất cao, khoảng từ 100 năm tuổi đến 1000 năm tuổi nên nó đại diện cho sự trường thọ. Đây cũng có thể là một ý nghĩa phong thủy tốt đẹp khi trưng bày, lấy nó làm quà tặng cho mọi người với hy vọng, lời chúc mọi người luôn khỏe mạnh và sống thọ.
Tại mỗi quốc gia, loài cây đặc biệt này lại mang nhiều tầng lớp ý nghĩa khác nhau. Nhưng có lẽ, ý nghĩa phổ biến nhất đó chính là đại diện cho sự tái sinh mạnh mẽ, thể hiện sự bản lĩnh, nam tính, kiên cường ở người trai tráng.
Kỹ thuật trồng cây thông công trình
Chọn giống
Khi chọn giống thông, bạn nên chọn loại phù hợp nhất với điều kiện, đặc điểm đất và thời tiết nơi bạn ở. Hãy nhờ sự tư vấn của người bán về điều kiện môi trường cần thiết nếu như bạn sống ở nơi có khí hậu hoặc độ cao khác với nơi bán cây giống. Người mua có thể lựa chọn giữa hai loại giống là cây giống rễ trần hay cây có bầu đất, tùy thuộc vào các yếu tố khác.
Các phương pháp nhân giống
Khi trồng và nhân giống cây, bạn có thể chọn phương pháp trồng cây bằng hạt hoặc mua cây giống để trồng. Phương pháp trồng bằng hạt sẽ đòi hỏi bạn mất nhiều thời gian hơn, bỏ công ra chăm sóc và cẩn thận theo dõi chúng mỗi ngày. Còn phương pháp mua cây giống bạn có thể trồng ở bất cứ thời gian nào, theo dõi và chăm sóc thuận tiện.
Thời vụ trồng
Nên gieo hạt mùa đông hoặc xuân trong khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 2 là tốt nhất. Đây là khoảng thời gian đẹp, lúc này độ ẩm sẽ cao, thời tiết dần ấm áp, rễ cây sẽ dễ dàng hơn khi tiếp xúc với đất và bám chặt vào đất.
Chuẩn bị đất trồng
Đất trồng chỉ cần thoát nước tốt với đất cát hoặc sỏi từ đồi (tốt nhất nên mang đất về khi đào). Khi trồng cây phải nén chặt đất xung quanh rồi tưới ẩm. Nếu không có đất đồi, bạn có thể trộn cát vàng lớn + gáo dừa theo tỉ lệ 7: 3. (tuyệt vời nếu bạn có đá Akadama, Punice hoặc Lava)
Mật độ trồng
Mật độ trồng tốt nhất nằm khoảng từ 1500 đến 3000 cây 1 ha đất tùy theo yêu cầu, loại cây, giống cây và mục đích của người trồng.
Cách trồng
Đào một cái hố rộng hơn so với kích thước của phần rễ và lót xuống dưới đáy hố một lớp đất trộn với phân. Đất được chọn nên có chất lượng tốt nhất và rải xuống một lớp có độ dày khoảng 10cm sau khi đào lên. Hãy đảm bảo rằng hố đủ rộng để lấp kín được rễ bao gồm cả lớp đất được lót.
Trồng cây ở độ cao tương ứng so với vườn ươm của mình hoặc thấp hơn.
Khi cây được gần 1 năm tuổi, có thể đặt cây con ở độ cao từ 20 đến 26cm và có thể đưa cây ra trồng dưới đất.
Có một điều mà bà con trồng thông phát triển kinh tế cần lưu ý. Rừng thông rất dễ cháy, đặc biệt là trong mùa khô. Vì vậy, cần có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt, không để xảy ra cháy rừng gây thiệt hại về kinh tế.
Cây giống được trồng trong bầu đất
Kỹ thuật chăm sóc cây thông
Để cây luôn được tươi tốt và phát triển nhanh, bạn cần chú ý và chăm sóc cây hằng ngày, kiểm tra chứng thường xuyên. Cụ thể khi chăm sóc cây, chúng ta nên chú ý những điều sau:
Cách tưới nước
Đối với cây tùng, cần nhớ rõ bí quyết của Tùng Khô (tùng bách, tùng bách) - Bách ẩm hay Khô ướt. (Điều này có nghĩa là Tùng hơi khô và Bách hơi ướt).
Thông là cây chịu hạn tốt nên tưới nước vừa phải, đặt ở vị trí nắng nhẹ (gián tiếp là đẹp), khô thoáng (nếu bạn mang vào nhà làm cây trong nhà thì khoảng 5 ngày sau mới mang ra trồng. . Lại nắng). Chỉ tưới nước khi đất trên miệng chậu đã khô (phương pháp chính xác nhất là dùng đũa gỗ hoặc xiên tre chọc xuống 3 cm trong khoảng 10 phút để xem đất còn ẩm hay không).
Nên tưới nhiều nước hơn cho tán lá vào mùa thu và mùa hè để đáp ứng nhu cầu nước của cây.
Cách tỉa và tạo tán
Để cây thực hiện việc nảy mầm hoàn toàn sẽ tốt hơn cho sự sinh trưởng sau này.
Phát triển chồi là sự phát triển của cành và lá. Để cây giữ được dáng và ngắn bớt lá, cần ngắt bớt chồi ngọn.
Khi thông nến bắt đầu xanh và lá kim xuất hiện nhú (khoảng 1,5cm, mùa xuân là thời điểm tốt nhất) thì tiến hành cắt tỉa. Chúng ta nên ngắt khoảng 2/3 chồi hoặc nhiều hơn một chút là tốt nhất.
Tỉa cành, tạo tán
Cách bón phân
Thời điểm bón phân tốt nhất là vào mùa thu, không bón phân cho cây mới trồng. Không nên bón phân vào mùa xuân, nếu không cây sẽ mọc chồi mới và ra lá làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của cây trong thời gian sau này.
Không nên bón phân vì điều này làm thay đổi độ pH của đất và làm giảm số lượng vi khuẩn có lợi.
Nên bón các loại phân hữu cơ tự nhiên, ví dụ: phân ngâm nước, nước vo gạo, bánh dầu… Thỉnh thoảng nên tưới bằng dung dịch kích thích ra rễ để bổ sung vi lượng cho cây.
Ánh sáng
Loài cây này nên được đặt và trang trí ở nơi có ánh sáng vừa đủ, không quá yếu cũng không nên quá mạnh sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Mọi người nên chú ý và kiểm tra thường xuyên để đảm bảo cây luôn ở trong điều kiện phát triển tốt nhất.
Nhiệt độ và độ ẩm
Thông có thể sinh trưởng và phát triển ở nhiều mức nhiệt độ khác nhau, dù là nơi khô nóng hay lạnh giá. Tuy nhiên, khi cây còn non, không nên để cây ở nơi có nhiệt độ trên 40 độ C, sẽ gây bị khô hạn quá mức và gây tổn thương cho chúng. Sau khi trưởng thành, chúng có thể tự phát triển và không cần chăm sóc trong nhiều thập kỷ.
Độ ẩm thích hợp mà cây có thể ở là từ 70% đến 80%. Nếu độ ẩm môi trường không đáp ứng ở mức trên, cây sẽ có thể không phát triển tốt, vậy nên mọi người hãy nhớ kiểm tra và cung cấp hoặc chuyển cây đến nơi khác phù hợp.
Làm cỏ
Trong thời gian sinh trưởng, cây còn nhỏ thì gia chủ cần làm cỏ thường xuyên cho chúng. Điều này sẽ có tác dụng xới đất tạo ra được độ xốp, phá vỡ các bề mặt váng, kết hợp cùng bón phân để giữ độ ẩm cho đất.
Các bệnh thường gặp ở cây thông và cách chữa bệnh
Dù đây là loại khá khỏe mạnh và bền bỉ, tuy nhiên nếu không chăm sóc cẩn thận, cây vẫn có thể bị một số loại bệnh, ví dụ như các loại bệnh có thể mắc phải như dưới đây.
Bệnh vàng lá, thối lá, lép hạt
Biểu hiện: Các lá cây bắt đầu xuất hiện màu vàng và có tình trạng bị thối rửa, hạt cây thì bị lép hơn hẳn so với các cây khác.
Cách chữa trị: Nếu bệnh này xuất hiện trên các cây non, chúng ta cần điều trị ngay bằng cách sử dụng các loại thuốc diệt nấm và vi khuẩn.
Cây bị nấm lá và côn trùng chích
Bệnh Ong ăn lá thông
Biểu hiện: các lá thông có tình trạng bị ăn thành những lỗ hoặc lá không còn được xanh mà có dấu hiệu hư hại.
Cách chữa trị: Người trồng có thể dùng chế phẩm sinh học xịt vào những buổi chiều mát để làm ẩm toàn bộ lá của cây. Sử dụng thuốc ngăn ngừa ong cho những cây bị bệnh để giảm tình trạng này.
Bệnh thối rễ
Biểu hiện: Rễ cây có tình trạng bị hư thối, cây phát triển không tốt, lá cây, hạt thông đều có tình trạng không ổn.
Cách chữa trị: Khi bón phân, ta nên bón trực tiếp xung quanh rễ, không bỏ trực tiếp vào rễ hoặc có thể pha kỹ với liều lượng yêu cầu và phun đều lên cây.
Giá cây thông công trình
Sự phổ biến của loài cây này hiện nay làm cho càng ngày càng xuất hiện nhiều loại cây thông giống khác nhau từ bé đến lớn. Tùy theo nhu cầu, loại và kích thước của cây mà sẽ có giá dao động từ vài trăm nghìn đến hàng triệu đồng. Một cây thông bonsai trồng trong chậu sẽ có giá rất khác với một cây thông thường.
Nơi mua cây thông công trình uy tín giá tốt
Để nhanh chóng sở hữu cho mình cây thông giống giá tốt, hãy liên hệ với Cây xanh Hoàng Gia. Cây xanh Hoàng Gia là cửa hàng chuyên cung cấp các mặt hàng như cây kiểng, cây xanh, cây ăn quả…và đặc biệt là có bán cây thông cảnh, bán cây thông to, bán cây thông công trình với các mức giá vô cùng hợp lý.
Khi mua ở cây xanh Hoàng Gia, mọi người có thể hoàn toàn an tâm vì chúng luôn cam kết đảm bảo chất lượng tốt nhất, vận chuyển đến tận nơi, tận nhà.
Cây thông là một cây bạn nên sở hữu tại khuôn viên mình ở, nó vừa có thể giúp ngôi nhà bạn trông xinh xắn hơn, vừa có thể đem lại các ý nghĩa phong thủy tốt đẹp cho gia chủ và các thành viên khác trong gia đình.