×

Cây Hoa Sữa

Cây hoa sữa có tên khác: Cây Mò Cua hay Cây Mù Cua

Tên khoa học: Alstonia Scholaris

Thuộc dòng họ thực vật: Trúc Đào – Apocynacea

Cây Hoa Sữa có nguồn gốc từ: Trung Quốc, Đông Nam Á, Tiểu lục địa Ấn Độ…

Ở nước ta: Cây Hoa Sữa phân bố ở khắp cả nước, đặc biệt tập chung ở Hà Nội.

cây hoa sữa

cây hoa sữa đô thị

Mô tả:

Thân cây Hoa Sữa rất thẳng, tròn và có nhựa màu trắng đục, Vỏ của cây nứt nẻ dọc mùn, thịt vỏ có màu trắng, gốc cây có thể có khía màu nâu. Cao khoảng 40 m.

Lá cây Hoa Sữa thuộc lá đơn có Hình trứng ngược, dài vào 12 – 30 Cm, rộng từ 5 – 8 cm, đầu cuống lá dài từ 2 đến 4 mm hơi tù hoặc hơi lõm, và ngắn, phần đuôi nêm, mọc vòng từ 4 – 8 chiếc. Trên mặt lá rất bóng, mặt dưới có màu xám, viền trơn

Hoa Sữa có mùi rất hắc,thuộc loại lưỡng tính, khi chớm mùa có mùi thoang thoảng sẽ rất thơm, khi rộ lên thì có mùi rất hắc và khó chịu. Hoa của cây rất nhỏ, có màu vàng nhạt. Mùa hoa vào khoảng giữa tháng 6 và tháng 11.

hoa sữa

đặc điểm hoa sữa 

quả gồm hai quả đại dài mọc theo cặp và hẹp chứa nhiều hạt, hơi cong, có chiều dài từ 25 đến 60 cm, rộng từ 1 đến 2 cm. Thường chín vào tháng 12 đến tận tháng 5.

Hạt: Bầu hai noãn rời, có 2 đài, dài từ 20 – 30 cm, thõng xuống. Có nhiều hạt, nhỏ, dẹp, dài 75 mm, rộng 3 mm, mang 2 túm lông ở hai đầu, có màu trắng.

- Tốc độ sinh trưởng của cây: Bình thường

- Khí hậu: Phù hợp với khu vực khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới.

- Cây rất dễ trồng, có lá quanh năm.

- Cây ưa ánh sáng và chịu được mọi hoàn cảnh sống khác nhau.

Tác dụng của cây Hoa Sữa:

- Được trồng để làm cây lấy bóng mát.

- Cây hoa sữa công trình được sử dụng để làm cây công trình, cây tạo bóng mát, cây sân vườn tại các khu đô thị, khu biệt thực và đặc biệt là tạo cảnh quan thiên nhiên cực đẹp.

- Vỏ cây Hoa Sữa dùng để chữa bệnh trong y học: sử dụng như một loại thuốc bổ và hạ sốt.

Lá: lá được sắc để uống chống lại bệnh tê phù.

Hạt có tác dụng kích thích tình dục và tinh thần.

Vỏ sử dụng để nhuộm quẩn áo từ len, sợi có bông ra các gam màu vàng khác nhau. Đăc biệt là khi phơi khô tán bột làm viên, ngâm rượu, nấu cao dùng cho người bị tạng nhiệt, gầy, phân sột sệt, kiết lỵ, thấp khớp, kinh nguyệt không đều.

- Ngoài ra, vỏ cây còn chữa được bệnh phong, bệnh hen suyễn, suy nhược cơ thể, bệnh ngoài da, viêm phế quản và một số triệu trứng đường ruột như: Dạ dày, tiêu chảy, kiết lỵ hoặc chứng khó tiêu.

Cây hoa sữa còn có rất nhiều tác dụng khác trong thuốc đông y.

cây hoa sữa công trình

cây hoa sữa cổ thụ

Cách trồng

- Đào hố để ải khoảng 1 đến 2 tuần, sau đó trộn phân bón lót và lấp hố.

- Khi trồng bón thêm phân chuồng khô mục và phân vi sinh từ 0.3 – 1 kg/cây.

- Đặt bầu xuống hố, giữ bầu và thân thẳng đứng, gỡ bỏ lớp vỏ bầu, lấp đất và nén chặt.

- Đối với cây cao từ 1.5 m trở lên khi trồng nhớ kèm theo cọc hình tam giác để đỡ cây, tránh gió bão làm đổ, gãy cây ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng của cây.

Cây thường được trồng làm cảnh quan đô thị nên có kích thước rất lớn. Vì vậy cần phải có các khung sắt chống đỡ phòng trường hợp bị gió giật đổ và gãy cây. Trong 3 đến 4 năm đầu cây cần được chăm sóc đầy đủ như phát cỏ và bón phân từ 1 đến 2 lần / năm. Phân bón mỗi gốc từ 100 đến 150 gr NPK cộng với từ 5 đến 10 kg phân chuồng.

 

Chủ đề liên quan:

cây đô thị

Liên hệ đặt mua cây xanh | Cây Hoa Sữa