Hiện nay, số lượng người dân Việt Nam chơi cây cảnh ngày một tăng cao. Cọ cảnh là cây có giá trị thẩm mỹ đẹp cho ngôi nhà và là cây mang lại tài lộc, giữ của, góp phần mang đến sự giàu sang, phú quý cho bạn.
Giới thiệu cây cọ cảnh
Cây cọ cảnh gọi tắt là cây cọ, cây cọ lùn….
Tên khoa học là: Rhapis Excelsa
Nguồn gốc: Cây cọ có nguồn gốc từ Đảo Guadalupe. Thuộc họ thực vật: Cau – Arecaceae. Hiện nay, cây cọ được phân bố khắp đất nước Việt Nam. Chủ yếu ở Miền Nam.
Đặc điểm của cây:
Thân cây: Thân cây cọ cảnh cao không quá 2 m, hình dáng thẳng đứng, có những đốt hay thường gọi là cột ngắn, thân cây có nhiều sẹo do lá rụng để lại và có màu xám.
cây cọ trơn công trình
Lá: Lá cây cọ cảnh mọc tập trung ở đỉnh của cây, uốn cong, rủ xuống có hình thù dạng quạt dẹt dài từ 0.6 đến 1.2m, lá có màu xanh bóng nổi bật gân chân vịt, đầu thùy lõm lại thành 2 phiến nhỏ, chia thùy nông, phần lá có hình xòe quạt, mép của lá có hình răng cưa, bề mặt lá có xếp thành nếp.
Một số hình ảnh cây cọ cảnh:
cây cọ trồng tại công viên
Cây cọ lùn
Cây cọ lùn được dùng để trang trí văn phòng.
Hoa: Cụm hoa đơn tính cùng gốc, hoa đực nằm trên bông hình trụ dài có màu nâu đỏ, hoa cái có hình cầu màu xanh.
Quả: Quả cây cọ cảnh có hình cầu nhỏ màu lục.
Công dụng của cây cọ cảnh:
- Dùng làm cây cảnh tạo lên vẻ đẹp cảnh quan trong nhà hoặc sân vườn, dùng trồng trang trí giải phân cách đường…
- Dùng để làm thuốc chữa bệnh
- Trồng cọ cảnh trong nhà giúp thanh lọc không khí, giúp cho môi trường trong lành hơn.
cây cọ trồng trang trí cảnh quan
Cách trồng cây cọ cảnh:
Cây được nhân giống từ hạt và thuộc cây ưa sáng, thích nghi với những loại đất ẩm và thoát nước tốt.
- Chọn chậu: cọ cảnh thuộc loại cây cảnh nên cần chọn chậu thật kỹ lưỡng trước khi trồng cây. Nếu chọn được chậu có bề ngang cao, khả năng thoát nước tốt cây sẽ tích hợp đầy đủ và phát triển mạnh với dáng thẳng đẹp.
- Ánh sáng: Chọn nơi có ánh sáng vừa phải, vì cây thuộc nhóm cây cảnh nên được trồng ở trong nhà, cây non và cây trưởng thành đều không quá ưa ánh sáng. Đối với cọ cảnh để bàn cây thường ưa bóng râm.
- Gieo trồng: Cây cọ cảnh được gieo trồng bằng hạt, khi bạn đã làm đất và chuẩn bị sẵn chiếc chậu vừa xinh thì bạn có thể tiến hành gieo hạt cọ cảnh, hoặc bạn có thể ươm hạt cọ cảnh vào một nơi râm mát, thích hợp để hạt mọc nhanh và sinh trưởng tốt, sau khi hạt nảy mầm thì chuyển qua chậu để trồng.
vườn ươm cây cọ công trình
Cách chăm sóc cây cọ :
Cây cọ cảnh phát triển hơi chậm, phải được trồng ở nơi có ánh sáng vừa đủ.
- Khi cây bắt đầu phát triển phần rễ thì các bạn nên chú ý để chậu cây ở nơi có ánh sáng trực tiếp. rễ của cọ khá ưa nắng nên cần bạn thường xuyên cho nó tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nếu để cây lâu trong nhà bộ rễ sẽ không chịu được và kết quả ra sao chắc bạn cũng đoán được.
- Tưới nước: Vì là cây cọ cảnh nên bạn có thể tạo dáng thoải mái theo đúng sở thích của mình. Cọ cảnh thuộc loại cây dễ chăm sóc, không cần đầu tư quá nhiều thời gian và công sức mà nó vẫn đẹp đến lạ lùng. Chính vì vậy, cây thường được dùng để trang trí trong nhà. Cây cọ cảnh có khả năng chịu hạn rất tốt, nhưng đôi khi cũng cần tăng cường chất dinh dưỡng cho cây bằng cách bón thúc phân NPK.
Có cây cọ cảnh trong bàn làm việc bạn sẽ cảm thấy tâm hồn được trẻ hóa lại, cảm thấy yêu đời và có cảm hứng làm việc dâng trào. Đây chính là sự lựa chọn tốt cho căn nhà của bạn.
- Theo Phong thủy cây cọ còn có ý nghĩa sinh tài, sinh lộc, giữ của. Vì thế, cây Cọ cảnh đặt lên bàn làm việc góp phần mang đến sự giàu sang cho quý cho bạn.