×

Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây phượng tím

Những năm gần đây, cây phượng tím được nhiều người quan tâm tới khi tạo ra ấn tượng không nhỏ trong khuôn viên khi mang một màu tím đặc trưng tạo nên những bức ảnh cực đẹp. Cây Xanh Hoàng Gia hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây phượng tím hiệu quả nhất.

Giới thiệu cây phượng tím

Phượng tím là thực vật cận nhiệt đới có xuất xứ từ trung tâm phía nam của Nam Mĩ. Với tên gọi khoa học là Jacaranda mimosifolia, một loại cây thuộc họ Bignoniaceae (Họ Chùm ớt).

 Cây phượng tím được nhập khẩu vào Việt Nam từ những năm đầu của thập niên 70 và được trồng tại Đà Lạt. Ngoài ra, loài cây này còn xuất hiện ở các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng… nhưng vẫn chưa được phổ biến như các giống cây khác.

Đặc điểm cây phượng tím 

Phượng tím tạo cho mình nét riêng biệt với hoa màu tím mộng mơ xen lẫn màu xanh của chồi lá non. 

Là loại cây thân gỗ màu nâu xám có thể cao đến 20m, phân chia thành nhiều nhánh có màu nâu đỏ nhạt và cho tán lá tỏa rộng với bán kính từ 1,5 - 4,5m.

Hoa phượng tím mọc thành từng chùm, dài đến 5cm, cánh hoa có lông tơ mềm mại, hoa hình ống với miệng hoa hơi cong lên và xòe ra như những chiếc chuông nhỏ càng khiến phượng tím nổi bật hơn.

Thời điểm để cây phượng tím ra hoa sẽ bắt đầu từ mùa đông. Phượng tím sẽ có hoa nở liên tục từ 4 - 5 tháng.

Với thời gian cho hoa khá dài cùng với khi hoa nở, cây phượng tím sẽ gây ấn tượng với một màu hoa tím cả vùng trời. Thời gian hoa nở đến lúc rụng kéo dài từ 3 - 5 ngày, khi rụng sẽ tạo thành thảm hoa màu tím trông rất đẹp mắt. Chính vì vậy cây phượng tím rất được ưa chuộng trồng làm cây cảnh ven đường hay ở các khu nghỉ dưỡng để thu hút khách du lịch.

Xem ngay: Báo giá cây phượng tím cổ thụ công trình tại Hà Nội 

Hướng dẫn trồng cây phượng tím

Cây phượng tím không được phổ biến như các giống cây khác ở nước ta mặc dù là loài cây khá phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng ở Việt Nam là vì thuộc giống cây khó trồng và yêu cầu sự tỉ mỉ cao trong quá trình chăm sóc.

Thêm vào đó việc nhân giống cũng gặp nhiều khó khăn vì phượng tím chỉ có thể nhân giống bằng hạt.  

Phượng tím nên được trồng ở nơi thoáng đãng. Các cây nên cách nhau khoảng từ 3,5 - 4,5m để tránh việc các nhánh cây bị chồng chéo lên nhau khi trưởng thành hoặc khoảng cách quá xa sẽ khiến thời gian ra hoa của cây phượng tím muộn hơn.

Cây phượng tím là loại cây không kén đất, thích hợp trồng ở nhiều loại đất khác nhau, có thể trồng ở cả đất chua, đất kiềm hay kể cả đất sỏi sạn nhưng cây sẽ phát triển nhanh chóng và cho lá cành sum sê hơn nếu được trồng ở đất có nhiều chất dinh dưỡng.

Phượng tím là loài cây ưa sáng. Vì trong giai đoạn ươm mầm cần đến ⅓ đến ½ lượng ánh sáng và cả giai đoạn ra hoa cũng cần nhiều ánh sáng nên trồng chúng ở nên có nhiều ánh sáng nhất có thể.

Vào đầu mùa mưa nên bón phân chuồng khi trồng phượng tím làm cây cảnh. Nếu không thì việc tưới nước thường xuyên là không cần thiết vì cây phượng tím là cây chịu được đất khô hạn tốt và không yêu cầu quá nhiều nước. 

Cây phượng tím có thể phát triển tốt ở nhiệt độ ban đêm khoảng 16 - 18 độ C, với cây trưởng thành thì nhiệt độ sẽ khoảng 27 - 30 độ C. Mặc dù loài cây này vẫn có thể sinh trưởng với nhiệt độ lên đến 40 độ C nhưng vẫn cần nhiệt độ thấp để dinh dưỡng có thể được tích lũy trong kỳ nghỉ đông của cây và cho ra hoa khi mùa xuân đến.

Hướng dẫn chăm sóc cây phượng tím

Đây là loại cây yêu cầu sự tỉ mỉ cao trong việc chăm sóc chính vì thế cần có các kỹ thuật chăm sóc để cây phượng tím có thể phát triển sinh trưởng tốt và cho cành lá hoa sum sê.

Việc chăm sóc phượng tím ở giai đoạn mới trồng rất quan trọng. Nên tưới nước cho cây 2 lần/ ngày, vào lúc sáng sớm và chiều mát để cây con có thể sinh trưởng tốt.

Ngoài ra cần chú ý chăm sóc đặc biệt đối với cây con để tránh một số bệnh ký sinh và các tác nhân bên ngoài làm tổn thương cây vì lúc này cây mới trồng còn rất yếu.

Sau khoảng 6 tháng thì cây con sẽ khỏe mạnh và việc trồng trọt cũng trở nên dễ dàng hơn. Với cây từ một năm tuổi thì chú ý việc bón phân, tưới nước cho cây thì cây có thể cho hoa từ năm tiếp theo. 

Chủ đề liên quan: