Cây cúc tần ấn độ được biết đến là loài cây thân rủ có tốc độ phát triển cực nhanh và luôn xanh tốt quanh năm. Cây thường được trồng để tạo tấm chắn che nắng tốt ở các khu vực như ban công, sân thượng hoặc ở những nơi có nhiều ánh nắng…Ngoài ra cây còn có tác dụng lọc không khí cực tốt, đem lại không gian tươi mát, trong lành.
Cùng tìm hiểu về cây cúc tần ấn độ
Cây cúc tần ấn độ hay còn được gọi là cây mành trúc, có tên khoa học là Vernonia Eliptica. Cây thuộc họ Cúc và là loại cây có hoa. Cây có nguồn gốc và xuất xứ từ Ấn Độ.
Thuộc loại cây thân leo, chúng thường được trồng trên những giàn dây được giăng sẵn trong hoặc ngoài sân vườn. Lá của cây thon dài và rậm rạp, nếu trồng trên giàn sẽ tạo bóng râm rất mát mẻ.
Cây cúc tần có tốc độ sinh trưởng và phát triển vô cùng mạnh mẽ bởi vì luôn xanh tốt quanh năm. Vì đặc điểm này mà loài cây này được rất nhiều người ưa thích và lựa chọn nó làm cây cảnh trong nhà.
Ý nghĩa của cây cúc tần ấn độ
Do sức sống vô cùng mãnh liệt mà cây cúc tần ấn độ được xem là biểu tượng của sự trường tồn, mạnh mẽ và dẻo dai. Cây còn mang đến một bầu không khí tích cực, vui tươi cho những ngôi nhà trồng loại cây này.
Ngoài ra, cây cúc tần Ấn Độ còn giúp gia đình gia chủ luôn vui vẻ, gắn kết và hoà thuận với nhau, giúp các thành viên trong nhà luôn gặp nhiều may mắn tài lộc trong cuộc sống.
Nếu như gia chủ là người mệnh Mộc hoặc mệnh Thổ thì sẽ vô cùng thích hợp với loài cây này. Bởi vì, ngoài việc mang lại năng lượng tích cực và tạo không khí vui tươi cho gia đình thì loài cây này còn có thể đem lại nhiều tài lộc và sức khỏe cho những người thuộc hai mệnh trên.
Xem ngay: Địa chỉ bán cây xoài giá rẻ nhất Hà Nội
Tác dụng của cây cúc tần ấn độ
Loài cây này thường được trồng nhiều ở các quán cà phê sân vườn, tường nhà, khu nghỉ dưỡng, du lịch để tạo cho không gian càng thêm thoáng mát và trong lành hơn.
Nếu trồng trồng cây trong nhà thì cần rồng chúng ở tầng cao hoặc tầng thượng, nơi mà có nhiều ánh nắng mặt trời để cây phát triển.Các nhánh cây sẽ rủ xuống tạo nên một không gian gần gũi với thiên nhiên hơn. Đồng thời giúp cho không gian trở nên trang trọng và an tĩnh hơn.
Cây cúc tần ấn độ còn có khả năng lọc hút các chất độc hại trong không khí vô cùng tốt, giúp cân bằng độ ẩm cho không gian sống. Ngoài ra, chúng còn giống như một tấm chắn từ thiên nhiên có tác dụng chắn nắng nóng của mùa hè và che gió lạnh của mùa đông vô cùng hiệu quả.
Cách trồng và chăm sóc cây
Cách trồng
Bạn có thể trồng cây theo phương pháp giâm cành, trước tiên hãy cắt thành những đoạn ngắn khoảng 30 - 50 cm, sau khi cắt xong thì nhúng đầu đoạn vào một dung dịch kích thích rễ tên là N3 trong khoảng thời gian từ 12 - 15’ rồi giâm cành vào đất. Sau một khoảng thời gian nhất định thì cây sẽ đâm chồi mới.
Cách chăm sóc cây cúc tần Ấn Độ
-
Ánh sáng: Hãy trồng cây ở nơi có ánh nắng nhẹ đến 1 phần bóng râm hoặc là cả những nơi có ít ánh sáng.
-
Nước: Vì cây không cần quá nhiều nước nên chỉ cần tưới 2 lần/ ngày vào sáng sớm hoặc chiều tối là được.
-
Nhiệt độ: Cây có thể chịu được ở cả điều kiện nhiệt độ nóng và lạnh.
-
Độ ẩm: Là loài cây ưa ẩm nên cần phải đặt cây trong khu vực có độ ẩm cao và tránh những nơi quá khô.
-
Phân bón: Nên bón phân hữu cơ từ 1-2 lần/ tháng để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây Cúc Tần Ấn Độ mà cây xanh Hoàng Gia đã tổng hợp cho bạn. Hy vọng qua bài viết trên bạn sẽ có cho mình những thông tin hữu ích hơn về loại cây này nhé.