Cuộc sống phát triển, luôn có những nghiên cứu và phát minh mới nhờ vào khoa học kỹ thuật. chính vì vậy có những chuyên gia đã không ngừng tìm hiểu và đúc kết ra một số tác dụng của các loại cây công trình trong cuộc sống và trong đông y.
1. Cây bồ đề.
Cây bồ đề là một loại cây trồng không cho hoa, thân cây nhẵn nhụi, Vỏ có màu xám, có thể bóc thành từng mảnh, thớ gỗ mềm min, dễ chẻ, có tác dụng làm giấy hay làm tăm để xỉa răng.
- Trong cây bồ đề chứa rất nhiều hoạt chất hữu ích như: Nhựa của cây có mùi thơm nên được dùng để điều chế thành nước hoa và trong y học.
- Lá của cây dùng làm thực phẩn nuôi gia súc rất tốt, trong lá có chứa hàm lượng chất béo khoảng 2.7%. chất đạm 9 %, chất carbohydrates khoảng 68,3 %, trong đó có cả các chất xơ chiếm 15,9 %. Lá và chồi non thường dùng để tẩy trùng những vết thương hoặc bệnh ngoài da. Nước cốt của lá có thể trị những bệnh như: Hen suyễn, tieu chảy, rối loạn tình dục, đái ra máu, nhức đầu đông, các vấn đề về dạ dày, đau răng… Nếu lá được sắc lên ngậm sẽ giảm đau răng.
- Quả cây bồ đề không ăn được nhưng lại có những hữu ích trong y học. Quả bồ đề nếu phơi khô sẽ chữa được các bệnh về trĩ, tê liệt, sốt, còn trái tươi thì chữa Nhuận tràng, tiêu hóa, hen suyễn. Nước ép từ quả có tác dụng kháng khuẩn tụ cầu và khuẩn E.coli.
- Vỏ cây được làm chất kháng khuẩn, trị bệnh tiêu chảy, bệnh lỵ, trĩ, chống tiêu viêm, các bệnh về ngoài ra như ghẻ, nấc cục, nôn mửa… ngoài ra vỏ cây còn có tác dụng cải thiện sinh lý, tạ nhiệt.
- Hạt: Hạt dùng để trị nhuận tràng, hạ nhiệt.
- Nhựa cây để trị những chứng đau dây thần kinh, xuất huyết, viêm..
Cây lộc vừng không những có tác dụng làm cây phong thủy tốt mà cây còn có nhiều ưu điểm trong y học đặc trị các bệnh sau:
- Rễ cây lộc vừng được dùng để trị các bệnh sởi
- Quả lộc vừng trị hen suyễn và ho. Quả xanh đem ép lấy nước có thể chữa vết chàm, ngâm với rượu thì trị đau nhức răng.
- Nhân của hạt kết hợp thêm một chút bột và dầu (hạt nghiền nhỏ) có thể trị bệnh ỉa chảy. trong những cơn đau bụng, bệnh về mắt có thể sử dụng hạt lộc vừng để trị.
- Vỏ cây chứa nhiều chất tanin có thể trị bệnh tiêu chảy hay đau bụng.
ở một số nước họ dùng lá và rễ để đắp trị ghẻ và thủy đậu, vỏ và thân dùng để trị vết thương, nếu dùng sắc uống có thể chữa bệnh đau dạ dày.
3. Cây ngâu tròn.
Cây ngâu thường được trồng để làm cảnh phổ biến lâu đời tại nước ta. Hầu như nó đã quá quen thuộc đối với mỗi người việt chúng ta.
Chắc hẳn bạn đọc đã từng nghe tới câu thơ:
“ Cổ tay em trắng như ngà
Con mắt em liếc như là dao cao
Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen”
Cây ngâu có rất nhiều tác dụng nhất là hoa: Hoa ngâu dùng để ướp trà. Hoa được hái lúc chín vàng nhạt cho mùi rất thơm.
Hoa ngâu có vị cay ngọt, có thể làm thư giãn và tỉnh rượu, làm sạch phổi, sáng mắt, tỉnh táo đầu óc, giải uất kết, Ngoài ra, hoa ngâu còn dùng để trị những chứng đầy hơi, khó chịu ở ngực, hen suyễn, váng đầu, mụn nhọt…
- Hoa ngâu kết hợp với lá ngâu đun nhỏ lửa, bôi nước lên vải mỏng và đắp lên vết thương có thể trị bầm tím, giảm sưng đau.
- Hoa ngâu kết hợp với hoa cúc theo tỉ lệ 10 : 30 có thể trị chứng tăng huyết áp.
Cây xanh Hoàng Gia chuyên cung cấp và bán cây xanh công trình với nhiều kích thước khác nhau. Liên hệ để được tư vấn miễn phí về cây.