Thông tin, đặc điểm về cây hoa hồng cổ Sơn La
Cây hoa hồng cổ Sơn La hay còn thường được gọi là Hồng cổ son Sơn La, Hoa hồng leo cổ Sơn La, Hoa hồng cổ son Sơn La... Cây có tên khoa học là Rosa sp, thuộc họ Rosaceae (họ hoa hồng).
Đúng như cái tên của nó, hoa hồng cổ Sơn La là loài cây hoa hồng cổ tồn tại từ rất lâu ở Việt Nam. Cây được du nhập vào nước ta nhưng lại không có tài liệu ghi chép gì về loại hoa này nên người ta đặt tên nó kèm theo địa danh tỉnh Sơn La.
Hoa hồng cổ Sơn La thuộc loài cây có dạng thân bụi, phân nhiều nhánh từ gốc. Cây có khả năng nảy mầm tốt, nhất là khi nảy mầm từ gốc chính. Lá của cây có hình hơi tròn, lá già có màu xanh đậm, còn lá non và những ngọn mới nảy mầm lại có màu đỏ tía. Viền lá có những lát răng cưa thưa. Thân cây hoa có màu xanh đậm như màu lá già, và có gai dọc theo thân cây.
Hồng cổ son Sơn La có kích thước to, đường kính khoảng 8 - 12cm, xòe to ra khi hoa nở hết cỡ. Cánh hoa xoáy theo hướng dần đều vào tâm, diềm cánh hoa hơi chĩa ra gọi là diềm bèo, khi nở cánh hoa trông như hình trái tim.
Loài hoa này mang đến hương thơm nồng, phát tán theo gió vào không khí tạo cảm giác thư thái, dễ chịu. Hoa có nhiều màu như: vàng, nhung, đỏ, hồng... nhưng màu đỏ là màu phổ biến nhất. Màu hoa hồng cổ cực bền màu, ra hoa cũng quanh năm không kể thời tiết đông hè.
Hồng cổ Sơn La có ưu điểm phát tán mạnh, mầm gốc mọc nhiều nên dễ tạo thành bụi nhiều nhánh cành. Trên mỗi nhánh có thể tạo ra những chùm hoa khoảng 5 - 10 bông.
Xem ngay: Cách trồng vào chăm sóc cây xoài ra nhiều quả nhất
Cây hoa hồng cổ Sơn La có mang lại những ý nghĩa, công dụng gì?
Với màu sắc rực rỡ, hoa hồng cổ Sơn La mang lại sự tươi tắn, sức sống tươi trẻ cho ngôi nhà. Đồng thời, cây cũng đem đến nhiều may mắn cho gia chủ.
Do vậy, ta có thể sử dụng cây hồng cổ Sơn La để trang trí cho không gian. Chúng giúp cho cảnh quan trở nên mới mẻ, thêm phần rực rỡ và sang trọng.
Đặc biệt hương thơm lan tỏa của hoa càng tạo một không gian thơm mát, giúp tinh thần mọi người trở nên sảng khoái, xua tan sự mệt mỏi, căng thẳng.
Ngoài ra, trong những cánh hoa hồng có chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe, nên chúng còn được sử dụng trong việc làm đẹp như chiết ra làm nước hoa hồng, dùng để rửa mặt, tắm với cánh hoa hồng.
Loài hoa này cũng có thể sử dụng để làm trà hay bánh mứt rất ngon, bổ ích.
Cách trồng và chăm sóc hoa hồng cổ Sơn La này có điều gì cần lưu ý?
Khách quan mà nói thì đây cũng là loại cây trồng và chăm sóc không quá khó, nhưng để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất, cũng như mang lại những hiệu quả cao, người trồng cần chú ý một số điều dưới đây.
Hoa hồng cổ Sơn La là loài cây ưa sáng, nhiều ánh sáng cây sẽ càng phát triển tốt và cho hoa đẹp quanh năm. Tuy nhiên, trong thời tiết quá nóng cây sẽ cho những bông hoa nhỏ và nhạt màu hơn. Do vậy, khi nắng gắt ta nên sử dụng lưới che cây lại để cây có thể đem lại hiệu quả tốt nhất.
Loại đất nên sử dụng để trồng loại cây này là đất có thành phần đất sét, tơi xốp và thoát nước tốt. Có thể tham khảo một số công thức trộn đất hoặc những loại đất trồng hoa hồng chuyên dụng.
Nhu cầu tưới nước cho cây với tần suất vào mùa khô là 2 lần/ 1 ngày vào sáng sớm và chiều tối và vào mùa mưa giảm lượng nước xuống với khoảng 2 - 3 ngày một lần tưới. Khi tưới ta chỉ nên tưới xung quanh gốc, không nên tưới lên lá và hoa, cần hạn chế tưới vào ban đêm.
Lời kết
Màu sắc cùng mùi hương của cây hoa hồng cổ Sơn La luôn là điểm thu hút ánh nhìn mọi người từ lần đầu tiên. Hoa hồng cổ Sơn La dùng làm một món quà tặng người thân, người yêu, bạn bè... quả là một ý tưởng không tồi đâu nhé.