Đặc điểm của cây tai chua
Cây tai chua được gọi với tên gọi khác là cây bứa cọng, có tên khoa học là Garcinia cowa. Cây thuộc họ Clusiaceae (họ bứa) – họ cận chủng với măng cụt.
Cây tai chua thuộc loài cây thân gỗ, chiều cao trung bình của cây khoảng 15 – 20m. Cây có nhiều nhánh cành mọc đâm ngang. Vỏ cây này nhẵn nhụi, màu xám đen.
Tai chua có lá đơn, màng màu xanh lục, hình trứng ngược và mọc đối xứng nhau, gân lá song song. Lá có kích thước chiều rộng từ 3 – 7cm và chiều dài khoảng 7 – 17cm. Cuống lá mảnh, dài tầm 2cm.
Hoa cây tai chua là hoa lưỡng tính. Hoa có màu trắng với khoảng 4 – 5 cánh cùng mùi thơm dịu nhẹ. Hoa tai chua bắt đầu vào mùa hằng năm từ tháng 4 đến tháng 5.
Sau khi hoa tàn, cây sẽ ra quả. Quả tai chua là quả thịt, dạng cầu, vỏ dày. Quả được chia thành từng múi, mỗi quả có khoảng 4 – 8 múi.
Khi quả chín, bên ngoài quả sẽ có màu vàng và bên trong lại mang màu đỏ. Mỗi quả tai chua dao động từ 6 -10 hạt. Và mùa quả chín của loài cây này hàng năm sẽ rơi vào khoảng tháng 8 – tháng 9.
Cây bứa cọng lần đầu tiên được tìm thấy là trong khu rừng thuộc Đông Nam Á. Cây phân bố tại một số quốc gia như Lào, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam... Tại Việt Nam, cây xuất hiện chủ yếu ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Xem ngay: Báo giá cây tre vàng bao rẻ tại Hà Nội
Những công dụng đặc biệt của cây tai chua
Trong đời sống, cây tai chua thường được sử dụng trồng tạo bóng mát, lấy gỗ và lấy quả ăn. Quả tai chua mang vị chua, thường được thêm vào các món ăn của người Bắc.
Trong ẩm thực, những trái tai chua thường được người dân thái miếng và phơi khô, sau đó được sử dụng như một loại gia vị.
Bên cạnh đó, các bộ phận khác của cây tai chua đều có tác dụng trong y học. Thân, lá và nhựa của cây có vị đắng, chát nên nó có tác dụng trong việc sát trùng tốt. Đặc biệt, trong các bộ phần này còn chứa nhiều loại axit cùng các chất hóa học có thể giúp phòng chống bệnh ung thư.
Ngoài ra, cây bứa cọng còn mang lại giá trị kinh tế cao. Nó góp phần công lao không nhỏ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo cho bà con nhân dân nơi trung du miền núi.
Cách trồng và chăm sóc cây tai chua
Đây là loài cây dễ trồng, dễ chăm sóc. Cây có sức sống mạnh mẽ lại ít sâu bệnh. Tuy nhiên, để tán cây phát triển thuận lợi và luôn xanh tươi thì người trồng nên trồng cây ở những nơi có đủ ánh sáng và không gian thoáng đãng.
Cây tai chua có thể nhân giống bằng phương pháp ghép nêm hoặc gieo hạt. Riêng đối với cách gieo hạt, người trồng cần đợi sau khi quả tai chua chín để thu hoạch lấy hạt. Sau đó, hạt cần được xử lý vỏ và ngâm hạt trong nước ấm, rồi đem ủ trong 455 ngày.
Với cách này, tỷ lệ nảy mầm của hạt có thể đạt tới 84%. Đối với phương pháp ghép nêm, thời điểm tốt nhất ghép cây là vào khoảng tháng 2 và tháng 3. Với cách này, tỷ lệ sống của cây cũng cao, nó ở khoảng 72%.
Lời kết
Có lẽ cây tai chua đã gắn liền với tuổi thơ của nhiều người. Ngày nay, nó đã nằm trong những loại cây đô thị được ưa chuộng và trồng nhiều tại các công trình thành phố.
Hy vọng với bài viết này, cây xanh Hoàng Gia có thể giúp những bạn đã gắn bó với cây tai chua gợi nhớ lại kỉ niệm xưa, còn với những người còn chưa hiểu, chưa biết, đang tìm hiểu về loài cây này có thể rõ ràng hơn về chúng.