Đặc điểm của cây cúc mốc?
Cây cúc mốc có họ nhà Cúc (Asteraceae), có tên khoa học la Crossostephium chinense (A. Gray ex L.) Mak. Cây còn được gọi với những cái tên khác như: Nguyệt bạch, Ngải phù dung, Ngọc phù dung... Loại cây này có tên dược liệu Folium Crossostephium.
Cúc mốc theo một số tài liệu ghi chép thì chúng có nguồn gốc từ Đài Loan. Hiện nay, chúng phân bố ở nhiều quốc gia như Việt Nam, Lào, Malaysia...
Loài cây này có sức sống dẻo dai, ưa sáng, dễ trồng và chăm sóc do khả năng chịu khắc nghiệt tốt và ít sâu bệnh. Đặc biệt cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, chúng có thể tái sinh từ hạt cũng có thể tái sinh mạnh mẽ từ các đoạn thân, cành được giâm xuống đất. Tuy nhiên, cách giâm cành được nhiều người trồng chia sẻ là hiệu quả hơn.
Cây cúc mốc có hình thái như thế nào?
Cúc mốc là loại cây thân gỗ, có chiều cao khoảng 10 - 50cm. Cây có thân cứng màu nâu. Cành ở phía gốc nhẵn, phía trên gầy, non hơn và được phủ một lớp lông trắng nhạt.
Lá cây cúc mốc mọc sát, dày thành từng bụi, cộng thêm màu xám như màu mốc nên được gọi là cúc mốc. Phần lá ở phía dưới có 3 thùy gần giống hình trứng, các lá phía trên nguyên, gần hình trứng, xuất hiện lông trắng ở cả hai mặt.
Cụm hoa Nguyệt bạch họp lại với nhau thành bông dày đặc có dạng hình cầu. Hoa cái phân bố ở xung quanh, phía chính giữa có nhiều vảy 3 cạnh, phần dưới được liền với nhau. Ở tràng hoa cái có 2-3 răng, tràng hoa lưỡng tính sẽ có 5 thùy. Hoa có bầu trứng ngược và nhẵn, nhị 5 ô.
Cây cúc mốc có quả hơi cong, dạng đóng, trông gần giống quả trứng ngược.
Cây Nguyệt bạch có ý nghĩa đặc biệt gì không?
Cây Nguyệt bạch có ý nghĩa vô cùng đặc biệt mà ít ai biết đến là mang đến điềm lành cho gia đình. Nhiều người còn cho rằng đặt cây cúc mốc ở cửa chính hoặc cửa sổ sẽ giúp xua đuổi tà ma, không cho điều xui rủi vào nhà.
Không chỉ gây ấn tượng với mọi người bởi vẻ ngoài độc đáo, cây Ngải phù dung còn tượng trưng cho sự sung túc và trường thọ, với những phẩm chất điềm đạm, vừa khiêm tốn vừa cao thượng.
Ngoài ra, với dáng vẻ thô ráp, phong trần, tựa như được sương tuyết bao phủ nhưng bên trong lại tiềm ẩn sức sống mãnh liệt luôn tiếp diễn, qua đó cho thấy ý chí kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đi đến thành công.
Xem ngay: Những điều bạn cần biết về cây hoa ngọc lan
Cây cúc mốc có những công dụng tuyệt vời gì mà lại được nhắc đến với tên gọi “loài thảo dược quý”?
Các nghiên cứu về cây hoa cúc mốc cho thấy, trong lá và hoa của loại cây này có chứa tinh dầu và nhiều các hoạt chất có lợi cho sức khỏe con người. Cúc mốc đem lại nhiều công dụng cho y học hiện đại và cổ truyền.
Trong y học hiện đại, cây cúc mốc được ghi nhận với một số tác dụng như: chống oxy hóa; chống viêm; tăng bài tiết insulin; hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường...
Trong y học cổ truyền, Ngải phù dung mang vị cay đắng, có tính mát, cùng mùi thơm nhẹ, không độc nên chúng được biết đến với nhiều công dụng: chữa ho, tiêu đờm, các chứng cảm mạo; trị đau bụng, đầy hơi, ăn uống không tiếu; giúp điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ có kinh nguyệt không đều... Ngoài ra, lá Nguyệt bạch còn giúp đỡ đau đầu, chữa ù tai, làm sáng mắt... Hay, lá khi giã nát có thể dùng đắp mụn nhọt.
Không chỉ vậy, cây cúc mốc còn rất được giới trồng cây cảnh nghệ thuật ưa chuộng bởi chúng mang vẻ đẹp vô cùng lạ. Cây thường được trồng trong chậu và đặt tại ban công, trước hiên nhà hoặc trong không gian quán cafe, phòng làm việc.... giúp làm tăng tính thẩm mỹ cho không gian.
Cách trồng và chăm sóc cây Ngải phù dung?
Cúc mốc là loài cây chịu được khắc nghiệt nên chúng khá dễ trồng. Loại cây này thường được trồng và nhân giống bằng phương pháp gieo hạt hoặc giâm cành, và giâm cành được khuyến khích cho hiệu quả cao hơn.
Đây là loài cây không kén đất nhưng nếu được trồng trên loại đất thoáng, xốp, nhiều mùn và thoát nước tốt hơn thì cây có thể phát triển tốt hơn.
Ngải phù dung chịu lạnh kém và chịu nóng tốt. Cây ưa ẩm trung bình, vì vậy để tốt nhất nên tưới cây sau 7 - 10 ngày. Lượng nước tưới nhiều dễ khiến cây bị ngập úng.
Cây cúc mốc không yêu cầu nhu cầu dinh dưỡng nhiều. Do vậy, nếu trồng cây để lấy lá, người trồng có thể bón các loại phân giàu dinh dưỡng khoảng 2 - 3 tháng/ lần.
Lời kết
Cây cúc mốc không chỉ đơn giản là một loại cây cảnh mà nó còn là một vị thuốc cổ truyền được sử dụng nhiều và từ lâu lưu truyền trong dân gian.
Tuy nhiên, để có thể sử dụng bài thuốc này một cách hiệu quả nhất, ta cần sự tư vấn từ bác sĩ để tránh những điều rủi ro không mong muốn.