×

Cách trồng và chăm sóc cây hoa nguyệt quế

Cây Nguyệt quế mà hầu hết người Việt Nam chúng ta thường gọi thì thật ra có tên chính xác đó là Nguyệt Quới, hay còn có tên gọi là Nguyệt Quất hoặc Cửu Lý Hương. 

Những thông tin sai lệch tên gọi loài cây này là do một vài sách báo nhầm Nguyệt Quới (Murraya paniculata) với một loài Nguyệt quế thực thụ – Nguyệt quế của đất nước Hy Lạp (Laurus nobilis). Vì vậy, hiện nay khi mọi người nhắc đến Nguyệt Quế thì hầu hết mọi người sẽ bị nhầm lẫn và nhớ đến một loại cây kiểng Nguyệt Quới.

1.Cách chăm sóc và kỹ thuật trồng cây hoa nguyệt quế 

kỹ thuật trồng cây hoa nguyệt quế

Nhân giống:

- Gieo hạt cây nguyệt quế

- Giâm cành cây nguyệt quế

- Chiết cành cây nguyệt quế: nên chọn cây nguyệt quế mẹ khỏe mạnh, chọn cành nguyệt quế không quá già cũng không quá non để cây nguyệt quế giống phát triển tốt.

- Ghép mắt: nên lựa gốc cây nguyệt quế để ghép mọc thẳng, phát triển không bị dị dạng và sâu bệnh.

Đất trồng nguyệt quế

- Đất nên là những loại đất thịt pha, có khả năng thoát nước tốt, màu mỡ và sẽ có độ pH từ 5-7.

- Công thức dùng đất trộn đất trông cây nguyệt quế như sau: đất phù xa + sơ dừa + mùn trấu +kết hợp với phân chuồng theo tỉ lệ 2:1:1:1

- Khi nào thì cần thay đất cho cây nguyệt quế: Sau một thời gian trồng cây nguyệt quế, đất sẽ hết các chất dinh dưỡng, trở nên cằn cỗi, lúc này thì chúng ta cũng cần phải thay đất hoặc là nên sang chậu cho cây. 

Nếu trồng cây nguyệt quế trong chậu thì sau 3-4 tháng thì nên thay đất cho cây một lần, bằng cách các bạn bỏ bớt 1/4-1/3 đất cũ và bạn nên thêm hỗn hợp đất mới. Nên sang chậu nguyệt quế vào màu xuân hoặc trước mùa mưa để cây nguyệt quế phát triển, giúp cây đâm chồi nảy lộc trong thời tiết mát mẻ.

- Cách thay chậu cho cây:

thay chậu cho cây hoa nguyệt quế

Bước 1: Lấy cây nguyệt quế ra khỏi chậu. Tưới nước cho cây nguyệt quế trước 1 buổi cho đất thật nhão và các bạn chỉ cần nghiên chậu để lấy cây nguyệt quế ra. Hoặc nếu không kịp tưới nước, thì chúng ta dùng dao cùn xắn từ chính phần đất sát thành chậu, cho đến khi phần bầu đất và thành chậu cây tách riêng ra thì có thể nhấc cây lên.

Bước 2: Cắt bỏ bớt phần rễ lớn nguyệt quế và rễ con đã quá già, bạn nên  để lại phần rễ non và bộ rễ phải gọn gàng. Cắt tỉa các  cành, nhánh cây nguyệt quế mọc không đúng và sửa sao cho cây nguyệt quế theo ý mình trước khi cho vào chậu mới.

Bón phân

Cần bón phân cho cây nguyệt quế theo chu kỳ 1-2 tháng một lần và số lượng bón cho mỗi cây 1 đợt đợt tùy theo cây nguyệt quế lớn nhỏ như sau:

- NPK 20-20-15 bón từ 5 đến khoảng10 gam

- Phân Dinamix bón từ 15 đến khoảng 20 gam

Trong thời kỳ cây nguyệt quế đang phát triển cần bón phân kali để có thể  đảm bảo cây cứng cáp và sẽ an toàn cho cây phát triển.

Nước và độ ẩm

tưới nước cho cây

- Cây nguyệt quế cần tưới rất nhiều nước và rất thích hợp với độ ẩm cao.

Nhiệt độ:

- Nhiệt độ thích hợp để cây nguyệt quế có thể sống và có thể phát triển là 13°C – 39ºC và mức thích hợp nhất từ 23 ºC – 29ºC, chúng sẽ ngừng sinh trưởng dưới 13ºC và cây nguyệt quế chết -5ºC.

Ánh sáng

- Nguyệt quế cũng không thích ánh sáng trực tiếp, mức cường độ ánh sáng thích hợp chính là vào buổi sáng và buổi chiều tối, vào lúc ánh sáng nhẹ vào ban ngày.

Xem ngay: khám phá cây nguyệt quế chi tiết nhất 2023

2.Cách phòng tránh sâu bệnh cho cây nguyệt quế

Bệnh rầy chổng cánh

bệnh rầy chổng cánh

Dấu hiệu: Với các  con rầy trưởng thành có màu nâu xen với những vệt trắng và chiều dài tầm khoảng 3mm. Khi ký sinh trên cây nguyệt quế, cánh của chúng thì thường chổng ngược lên một góc khoảng 45 độ so với bề mặt lá. Thậm chí, khi phát triển nhiều, thì chúng còn để trứng ở các  lá non. 

Cách chữa trị: Loại sâu bệnh này thì lại cực kỳ dễ lây lan và chúng có thể gây hại trên diện rộng từ cây nguyệt quế này sang cây khác. Do đó, khi thấy cây nguyệt quế có dấu hiệu bị xâm hại bởi các loại rầy chổng cánh, tốt hơn hết là các bạn nên nhanh chóng phun thuốc trừ con rầy kịp thời. 

Bệnh loét trên cây nguyệt quế

Dấu hiệu: Dấu hiệu của bệnh này thường xuất hiện ở lá cây nguyệt quế hoặc quả cây quyệt quế. Bạn đầu, trên lá hoặc quả xuất hiện các  vết nhỏ màu xanh đậm, sau đó những vết chuyển sang một màu nâu nhạt mọc nhô lên trên bề mặt lá nguyệt quế hoặc trái.

Cách chữa trị: Chắc chắn các bạn cần phải loại bỏ các  cành có lá hoặc quả nguyệt quế bị bệnh đi trước để có thể tránh việc lây lan sang các bộ phận còn lại của cây. Sau đó, các bạn có thể dùng những loại thuốc như Copperzinc, Kasuran BTN (1,5-2%) dùng để phun phòng bệnh quay trở lại. 

Bệnh thối gốc chảy nhựa

Bệnh thối gốc chảy nhựa

Dấu hiệu: Nếu các bạn phát hiện gốc cây nguyệt quế của các bạn bị vàng lá, úng nước và thối nâu và bị chảy mủ thì cây của các bạn đã bị bệnh thối gốc nguyệt quế chảy nhựa. Bệnh này khiến vỏ rễ nguyệt quế bị thối, đặc biệt là các rễ con. Nếu không chữa trị kịp thời, cây nguyệt quế có khả năng sẽ bị chết. 

Cách chữa trị: Nếu các bạn phát hiện càng sớm thì về khả năng chữa trị và bình phục của cây nguyệt quế càng cao. Bạn có thể cạo sạch những vùng bệnh của cây, sau đó bôi thuốc tím 1% dùng để làm sạch vùng bệnh. 

Xem thêm: Ý nghĩa đặc biệt của cây mai chiếu thuỷ

Chủ đề liên quan: