Khế là một loại cây ăn quả dễ trồng. Tuy nhiên, cây rất rễ phân ly và biến đổi vị quả khi trồng trên nền đất không phù hợp. Bởi vậy muốn chăm sóc cây khế sai quả, chuất lượng quả ngọt bạn cần phải chú ý một số đặc tính của cây như sau:
Để có được cây khế ngon và mọng nước cần phải nắm bắt được đặc tính và yêu cầu ngoại cảnh.
Cây khế thuộc cây thân gỗ, khi trưởng thành có chiều cao hơn 6m, cây có nhiều cành nhánh, cành rất dòn và mọc bụi. Lá của cây mọc so le với nhau, lá mọc kép, mỗi cành gồm 7 – 9 lá chét. Khi đọt non ra sẽ có những màu hồng, phủ bên trên sẽ là lớp lông tơ màu nâu bạc. Khi lá già sẽ chuyển dần sang màu xanh. Chồi của cây ra tập trung vào tháng 4. Hoa mọc thành chùm, mỗi chùm có từ 20 – 30 công, màu hồng hoặc đỏ. Cuống hoa ngắn, nhỏ mọc ngay trên thân chính và cành con.
Nếu trồng ở miền bắc sẽ cho hoa từ tháng 6 đến tháng 10, ra thành nhiều đợt trong năm, năng suất trái rất tốt, tỉ lệ đậu trái cao.
Yêu cầu về nhiệt độ: Cây khế sinh trưởng thích hợp ở nhiệt độ từ 18 đến 28 độ C. Thuộc cây không ưa ánh sáng mạnh nên có thể trồng xen kẽ với nhiều loại cây công trình khác trong vườn.
Yêu cầu về đất: Cây trồng thích hợp với nhiều loại đất khác nhau. Loại đất cây phát triển mạnh nhất là lớp đất mùn, tơi xốp, nhiều màu, thoát nước tốt, độ pH = 5 – 6.
Cây khế có 2 giống: Khê ngọt và khế chua. Để nhận biết được khế ngọt hay khế chua bạn chỉ cần dựa vào đặc điểm sau đây:
- Khế ngọt: Cây gỗ nhỏ, cành rũ xuống, lá có màu xanh nhạt, đọt non có màu nâu, hoa màu hồng. Trái khi chín có màu vàng nhạt, gần như biến đổi thành màu trắng.
- Khê chua: Đọt non có màu nâu đỏ sẫm hơn màu đọt của cây khế ngọt, lá chét mọc tổng hợp mỏng manh, lá có màu xanh tối, hoa đỏ sẫm, trái tổng hợp các màu: Vàng, vàng đậm, hạt có màu nâu.
Phương pháp nhân giống
Cây khế được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt. Bởi cây khế phát triển khá nhanh nên sau khi trồng 1 năm là có thể được thu hoạch quả.
Cách chọn giống: Bạn cần chọn quả khế chín cây trên cây trồng đã cho quả trong 3 năm trở lên. Cả cây và quả đều khỏe mạnh, không nhiễm sâu bệnh. Trái phải to, múi mọng, đều, dày. Tách múi, lấy hạt và rửa sạch lớp nhày bao quanh hạt. Sau đó loại bỏ những hạt lép. Đem hạt phơi dưới bóng râm cho khô rồi cất giữ ở nơi khô ráo hoặc có thể gieo ngay sau khi lấy hạt.
Lưu ý: Hạt khế nhỏ, dẹt nên hơi khó thực hiện gieo trồng. Bạn cần phải làm đất kỹ lưỡng, đất tơi xốp vụn nhỏ, cung cấp đủ độ ẩm. Nên gieo hạt khế vào mùa xuân. Sau nửa tháng gieo hạt cây đã nảy mầm và bén rễ. Sau khi cây được 5 - 7 lá thật thì tiến hành sàng lọc những cây con yếu sức sống, còi cọc. Giữ lại cây phát triển khỏe mạnh. Đem ra ngoài vườn trồng với khoảng cách giữa các cây từ 3 – 5m.
Cách thức trồng cây khế
- Đào hố sâu 30 – 40 -40 cm. Với những vị trí đất cằn cỗi có thể đào hố trồng rộng hơn.
- Đặt cây vào hố vừa đào, sao cho cây được đặt ngay ngắn, dùng tay nén chặt đất phía gốc cây, lưu ý không làm vỡ bầu đất.
- Trước khi trồng cần bón lót cho cây trước, lượng phân bón lót thích hợp cho mỗi hố là từ 5 – 10 kg bao gồm hỗn hợp: 60% phân chuồng hoai mục + 30% phân NPK + 10% xỉ than tổ ong hoặc than lò gạch. Đồng thời có thể tận dụng xác xúc vật, lông gà để làm cho đất trở lên tơi xốp và màu mỡ.
- Sau khi trồng xong cần cắm cọc để giữ cho cây được thẳng đứng, không bị đổ do gió bão.
- Tưới nước cho cây sau khi trồng.
- Khi cây phát triển tới độ cao 1m, tiến hành tỉa cành tăm để cây tập trung dinh dưỡng nuôi ngọn cây.
- Phòng trừ sâu bệnh hại cây đặc biệt là các loại sau:
+ Đối với các loại sâu non, ruồi hại cả hoa lẫn quả cần sử dụng thuốc Trebon 0.2%, phun vào lúc quả còn non. Tránh phun lúc già dễ dẫn tới ngộ độc.
+ Đối với các loại sâu đục thân, sâu đục vỏ… cần sử dụng biện pháp hòa nước vôi quét vào gốc cây.
- Giai đoạn ra quả cây sẽ rụng quả rất nhiều bởi vậy bạn cần dọn dẹp hết các lá cây, quả rụng và đưa ra khỏi vườn.
Trên đây là toàn bộ kỹ thuật trồng cây khế cho năng suất cao. Hi vọng sau khi đọc xong bài này, bà con sẽ có được những kinh nghiệm nhà vườn thiết thực nhất. Chúc các bạn thành công!