1. Giới thiệu cây ngọc lan
-
Đây là một trong những loài thực vật thích hợp với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới có nguồn gốc chủ yếu là từ Ấn Độ.
-
Cây ngọc lan là tên gọi chung cho nhóm thực vật thuộc chi Michelia (chi Ngọc Lan) trong họ Magnoliaceae (họ Mộc Lan).
-
Ngọc lan đã được du nhập và được trồng khá phổ biến từ khoảng thập niên 19 ở nước ta .
2. Đặc điểm cây ngọc lan
-
Là loài cây cảnh được ưa chuộng do có hương thơm nồng nàn cùng vẻ đẹp nhẹ nhàng, tinh khiết.
-
Cây ngọc lan thuộc thực vật thân gỗ, thẳng, có vỏ nhẵn trắng xám với bề mặt khá nhám. Có thể phát triển chiều cao trung bình khoảng từ 5 - 10m hoặc lên đến khoảng từ 20 - 35m nếu được chăm sóc và sinh trưởng trong điều kiện tốt nhất.
-
Lá cây có màu xanh non, hơi ngả vàng với ngọc lan trắng hay màu xanh bóng với ngọc lan vàng. Với ngọc lan trắng, lá sẽ có hình bầu dục với chiều dài khoảng từ 15 - 25cm và rộng khoảng từ 4 - 9cm, còn ngọc lan vàng sẽ cho phiến lá hình trái xoan với kích thước lá dài khoảng từ 10 - 20cm và rộng khoảng từ 4 - 9cm. Đều được phủ lớp lông ở 2 mặt lá.
-
Ngọc lan cho hoa giống hình chuông với đường kính khoảng 15cm, mọc đơn ở nách lá, trung bình có khoảng từ 10 - 15 cánh hoa xếp xen kẽ nhau theo hình xoắn ốc. Thời điểm hoa nở sẽ rơi vào khoảng đầu tháng 3 và kéo dài đến cuối tháng 8 hoặc thời gian sẽ nở dài hơn nếu ở vùng có khí hậu nhiệt đới.
3. Phân loại và ý nghĩa của cây ngọc lan
-
Dựa vào màu sắc cơ bản có thể phân loại ngọc lan thành 3 loại gồm cây hoa ngọc lan tím, cây hoa ngọc lan trắng và cây hoa ngọc lan vàng. Nhưng phổ biến ở nước ta chỉ có ngọc lan trắng và ngọc lan vàng.
-
Hoa ngọc lan mang ý nghĩa về sự lâu dài, bền bỉ và cả sự may mắn nên thường được sử dụng trong những dịp lễ đặc biệt như khai trương hay tiệc cưới để mang lại những điều đặc biệt và tốt đẹp nhất. Ngoài ra, “Ngọc Lan” còn được xem là biểu tượng của đạo hiếu, lòng nhân từ và vẻ đẹp thánh thiện nên được nhiều người chọn để đặt tên cho những bé gái với ước muốn cô bé sẽ trở thành một người ngoan hiền, mỹ lệ và thảo hiếu với cha mẹ.
4. Công dụng của cây ngọc lan
-
Hoa ngọc lan có một mùi hương khá cuốn hút và quyến rũ nên thường được dùng để chiết xuất nước hoa, tạo hương liệu hay hương thơm cho mỹ phẩm.
-
Gỗ ngọc lan có khả năng chịu được các điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên thường được chọn làm vật dùng trang trí nội thất cho nhà cửa, các công trình. Ngoài ra, còn được dùng để làm trang sức hay hàng thủ công mỹ nghệ.
-
Trong y học, ngọc lan cũng được đánh giá cao do có thể dùng để trị các bệnh về tiêu hoá, chống viêm, hạ sốt, cải thiện lưu thông máu hỗ trợ cho hệ tuần hoàn luôn khỏe mạnh.
5. Hướng dẫn trồng cây ngọc lan
-
Nên trồng ngọc lan vào khoảng tháng 2 hay tháng 3 là phù hợp nhất do thời tiết khá lạnh và đất có độ ẩm cao sẽ giúp cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
-
Có 2 cách trồng cây ngọc lan. Phương pháp chiết cành sẽ thường được sử dụng nhiều hơn so với phương pháp gieo hạt do tỉ lệ thành công cao hơn, thời gian cây sinh trưởng ngắn hơn và thời gian cho hoa nở nhanh hơn.
-
Nếu dùng phương pháp gieo hạt nên chọn những hạt già, mẩy, màu sắc đồng đều và không bị sâu mọt. Còn dùng phương pháp chiết cành thì nên chọn những cây có dáng đẹp, khỏe mạnh không bị sâu bệnh và cây được chọn khoảng 15 năm tuổi là tốt nhất để tạo cây con.
-
Ngọc lan nên được trồng ở nơi thoáng mát tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời đặc biệt là thời tiết bức khi vào mùa hè. Cần làm giàn với độ che phủ khoảng từ 60 - 70% để cây được mát mẻ và không bị mất đi độ ẩm cần thiết khi nhiệt độ cao.
-
Đây là loài cây rất ưa ẩm nên việc tưới nước thường xuyên là rất cần thiết để cây có thể duy trì được độ ẩm tốt hơn.
-
Giống cây này phù hợp với loại đất có độ pH khoảng bằng 7 trung tính, có độ tơi xốp cao, nhiều mùn cùng chất dinh dưỡng với điều kiện thoát nước tốt.
Xem ngay: Địa chỉ mua cây hoa ngọc lan giá tốt tại Hà Nội
6. Cách chăm sóc cây ngọc lan
-
Để cây ngọc lan có thể phát triển tốt và cho hoa nhanh cần có những kỹ thuật chăm sóc cây hợp lý.
-
Cần chú ý việc tưới nước cho cây. Nên tưới vào lúc sáng sớm và chiều muộn.
-
Luôn đảm bảo đất có đủ dinh dưỡng cho cây. Trong trường hợp gặp đất xấu nên bón phân có NPK hoặc phân chuồng hoai mục để đảm bảo đất phù hợp cho cây có thể sinh trưởng và phát triển.
-
Khi cây ngọc lan bước vào giai đoạn sinh trưởng nhất thì nên tỉa các cành lá bị khô héo hoặc mọc xấu để định hình cho cây đẹp và phát triển tốt hơn. Thêm vào đó cũng nên dọn các loại cỏ dại xung quanh thường xuyên để phòng ngừa sâu bệnh.
7. Một số sâu bệnh thường gặp và cách chữa trị sâu bệnh
-
Cây hoa ngọc lan có thể gặp một số loại sâu bệnh gây hại do là thực vật thân gỗ và hợp với khí hậu nóng ẩm.
-
Bệnh đốm đen: lá xuất hiện các đốm đen, ở giữa có đốm trắng xám và có bột màu nâu xanh rồi lan rộng ra ở cây non. Để phòng trừ nên phun thuốc Boocđô 1%, tiếp phun thêm hợp chất lưu huỳnh vôi 0.3 - 0.4o Be với tần suất khoảng 2 -3 lần/ ngày với khoảng cách 10 ngày.
-
Bệnh rệp sáp: bệnh này sẽ hút nhựa của cây khiến lá biến thành màu đen và rụng sớm. Rệp sáp sẽ đẻ trứng vào khoảng cuối tháng 3, cuối tháng 6 và cuối tháng 9. Để phòng trừ nên thường xuyên tỉa cành giúp cây thoáng hơn và tưới nước thường xuyên hay phun thuốc Rogor 0,2% vào lúc trứng nở để diệt rệp hoặc cạo hết rệp.
-
Bệnh ve sáp: ve sáp thường hút nhựa ở cành non của cây khiến cành khô đi và phát triển chậm hơn. Bệnh này xảy ra vào lúc thời tiết trở nên ấm áp hoặc lúc bắt đầu mùa mưa. Để phòng trừ bệnh ve sáp là vào mùa hè, dùng lửa để đốt vào ban đêm hay phát hiện cành trứng thì cắt bỏ hoặc phun thuốc Malathion 0.1% hoặc DDVP 0.05%.
-
Bệnh nhện đỏ: nhện đỏ sẽ làm cho lá rụng dần và cây chết khô. Để phòng trừ bệnh có thể dùng Tedion 0.1% hoặc Dicofol 0.1%.