×

HƯỚNG DẪN TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY GIÁNG HƯƠNG

1. Cây giáng hương là cây gì?

cây giáng hương

  • Cây giáng hương là một loài cây gỗ quý có thể trồng để làm đẹp cảnh quan với sắc vàng tươi.

  • Cây giáng hương còn được gọi là cây đinh hương, có tên khoa học là Pterocarpus macrocarpus Kurz, một loài thực vật có hoa thuộc họ Fabaceae (họ Đậu).

  • Có nguồn gốc xuất xứ từ Đông Nam Á phổ biến ở các nước như: Thái Lan, Lào, Myanmar, Việt Nam. Ở nước ta chúng phân bố tập trung ở một số tỉnh như: Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Kontum, Phú Yên và Tây Ninh.

2. Đặc điểm của cây giáng hương

đặc điểm cây giáng hương

  • Cây giáng hương là thực vật dạng thân gỗ mọc thẳng với đường kính khoảng từ 70 - 90cm, có chiều cao trung bình khoảng 10 - 20m và có thể đạt tới 30m với giống cây giáng hương cổ thụ. Cây có lớp vỏ màu xám và có những vết nứt dọc hay có các vảy lớn bị bong ra. Ngoài ra còn có nhựa mủ màu đỏ chảy ra khi bị xước. Thân cây phân chia thành nhiều cành nhánh, các nhánh khá mảnh với chiều dài khoảng 15 - 30cm, có lông và mềm mại.

  • Lá cây giáng hương là lá kép lông chim có chiều dài khoảng 4 - 11cm với chiều rộng từ 2 - 5cm. Lá thường mọc cách và cho tán lá xanh khá rộng để tạo bóng mát.  Lá giáng hương là kiểu lá kép, viền lá không có răng cưa và trên lá được phủ một lớp lông nhỏ mềm. Thời gian thay lá của cây thường vào mùa khô.

  • Hoa giáng hương mọc thành từng cụm khoảng 20 đến 30 bông ở nách lá. Hoa có màu vàng óng hoặc màu vàng nghệ, cuống hoa khá dài và có nhiều lông màu nâu. Thêm vào đó hoa còn có hương thơm khá nhẹ nhàng hấp dẫn các loài ong bướm hút mật. Khi nở, cây sẽ có màu vàng óng rực rỡ toát lên vẻ đẹp tươi mới của ánh mặt trời.

  • Khi hoa tàn sẽ tạo quả. Quả cây giáng hương hơi tròn và dẹt với đường kính từ 5 - 8cm và dài khoảng từ 4 - 9cm. Quả có màu nâu hơi vàng, bên trong chứa 1 hạt, xung quanh phần rìa có cánh rộng và lớp lông mịn như nhung.

3. Công dụng của cây giáng hương

công dụng cây giáng hương

  • Cây giáng hương có ngoại hình đẹp cùng mùi hương nhẹ nhàng và khả năng cho bóng mát tốt nên thường được trồng làm cây cảnh ở công viên, dọc đường xá hay trong vườn nhà để trang trí cảnh quan cũng như tô điểm cho không gian sống xung quanh.

  • Là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao do gỗ từ cây giáng hương với độ bền cao lên đến hàng chục năm mà không bị hỏng. Gỗ cây giáng hương luôn được dùng để làm đồ mỹ nghệ.

  • Ngoài ra cây giáng hương còn có thể được sử dụng trong việc điều trị sức khỏe như rễ cây giúp bổ máu và điều hòa khí huyết, hoa giáng hương sẽ được điều chế thành tinh dầu và phần vỏ có thể giúp chữa bệnh tiểu đường.

4. Ý nghĩa cây giáng hương

ý nghĩa cây giáng hương

  • Cây giáng hương là biểu tượng cho sự may mắn. Nếu trồng có thể mang lại những điều tốt lành, đem lại vượng khí và giúp gia chủ đạt được những điều mình mong ước.

5. Hướng dẫn trồng cây giáng hương

trông cây giáng hương

  • Cây giáng hương là một giống cây khá dễ trồng do có khả năng chịu được các đất có điều kiện dinh dưỡng thấp và khô hạn. Tuy nhiên, cây nên được trồng ở nơi có đất xám hoặc đất đỏ bazan và đất ẩm có độ thoát nước tốt để có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

  • Là một loài cây ưa sáng nên trồng cây ở nơi có thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều nhất để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của cây giáng hương.

  • Nên trồng cây ở các vùng có khí hậu được chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.

  • Có thể trồng cây giáng hương bằng phương pháp gieo hạt hoặc giâm cành. Với phương pháp gieo hạt thì cần chọn các hạt khỏe mạnh không bị lép, nếu sử dụng phương pháp giâm cành thì nên chọn cây mẹ có cành khỏe mạnh.

  • Có thể nhân giống bằng cách ươm hạt.

6. Cách chăm sóc cây giáng hương

chăm sóc cây giáng hương

  • Việc chăm sóc cây giáng hương cũng khá dễ, không yêu cầu quá cao trong kỹ thuật chăm sóc.

  • Dù là cây yêu cầu lượng nước trung bình nhưng cũng nên chú ý đến việc tưới tiêu. Tránh tưới quá nhiều nước trong 1 lần khiến cây bị chết do rễ bị ngập úng.

  • Do là cây thân gỗ nên thường bị côn trùng tấn công nên cần quan sát thường xuyên để có thể phun thuốc hoặc bôi vôi để phòng ngừa cũng như tiêu diệt được sâu bệnh để cây khỏe mạnh.

  • Nên làm cỏ và vun xới gốc thường xuyên.

  • Nên bón bổ sung phân NPK cho cây 2 tháng/ lần ở năm đầu. Tránh bổ sung quá nhiều làm ảnh hưởng đến phát triển của rễ.

 

Chủ đề liên quan: