1. Giới thiệu cây chà là
-
Cây chà là là một trong những loài cây ăn quả thích hợp với khí hậu nóng, khô ở một số tỉnh ở nước ta, có nguồn gốc đến từ trung tâm Bắc Phi và khá phổ biến ở các nước Trung Đông như Israel, Dubai, khối Ả Rập, Ấn Độ…
-
Với tên khoa học là Phoenix loureiri, loài thực vật thuộc họ Arecaceae (họ Cau).
-
Được trồng chủ yếu ở Việt Nam với mục đích là đem lại cảnh quan ở các khu nghỉ dưỡng hay công viên.
2. Đặc điểm cây chà là
-
Cây chà là là dạng cây thân sơ cột thấp, mọc thẳng, khá cứng nhưng cũng rất dẻo dai với màu xám bạc, xù xì và chiều cao phát triển trung bình từ 3 - 30m hoặc có thể lên đến 40m và đường kính thân cây rơi vào khoảng từ 40 - 60cm. Thân cây khá giống với cây dừa nhưng khác ở việc những cuống lá rụng để lại rất nhiều sẹo ở trên thân.
-
Lá hình cong có dạng lá kép lông chim dài từ 3 - 6m, thường mọc nhiều ở phần đỉnh và cuống lá sẽ có gai dài màu vàng ở phần gốc. Ngoài ra còn có thêm các lá phụ dài nhưng mảnh với phần đầu lá nhọn cứng có màu xanh thẫm cùng các cọng tỏa ra rộng khoảng 2cm và dài khoảng 30cm sẽ cho vẻ ngoài khá giống một chiếc vương miện khi nhìn từ xa.
-
Hoa của cây chà là là dạng hoa đơn tính có kích thước khá nhỏ với màu sắc đặc trưng là màu kem xen lẫn với màu nâu. Hoa có 4 cánh với chiều dài mỗi cánh khoảng từ 15cm trở lên và mọc thành cụm với kích thước khoảng 40cm. Dù hoa khá đẹp mắt nhưng hoa của cây khó để nở nên rất hiếm khi để thấy được hoa. Ngoài ra loại cây này không thể tự thụ phấn mà thường nhờ vào gió hoặc ong bướm mới có thể thụ phấn được.
-
Quả của cây chà là thuộc dạng hạch cứng, kích thước khá nhỏ, có vỏ sần và mỏng, có màu xanh khi còn non và khi chín sẽ có màu nâu đỏ, đen hay nâu vàng phụ thuộc vào từng giống cây. Quả chứa các hạt hình trụ hoặc bầu dục với đường kính từ 2 - 3cm và chiều dài khoảng 3 - 7cm, bên trong các hạt sẽ chứa dày một lớp bột trái cây với vị ngọt do có hàm lượng đường cùng dinh dưỡng cao. Hạt chà là có thể được dùng để làm mứt, sấy khô hoặc ăn tươi.
3. Ý nghĩa cây chà là
-
Cây chà là được xem là biểu tượng của việc thu hút sự giàu sang, sự hưng thịnh và mang lại may mắn cho chủ nhân của chúng. Là một yếu tố hài hòa và duy trì sự cân bằng cho một số nơi như văn phòng, nhà… như một nguồn năng lượng chi phối tiền tài. Ngoài ra cây này còn có ý nghĩa đặc biệt về tình bạn.
4. Hướng dẫn trồng cây chà là
-
Cây chà là là một trong những giống cây khá dễ trồng do ít bị sâu bệnh gây hại cũng như có tính thích nghi khá cao.
-
Có thể nhân giống bằng 3 phương pháp: phương pháp giâm cành, phương pháp gieo hạt và phương pháp nuôi cấy mô. Và phương pháp ưu việt nhất là phương pháp nuôi cấy mô do số lượng cây giống nhân lên rất nhanh.
-
Cây chà là là giống cây phù hợp trồng ở nhiều loại đất khác nhau do có thể chịu được các điều kiện khắc nghiệt như đất có độ nóng cao, đất nghèo chất dinh dưỡng hay thậm chí là đất có độ mặn cao.
-
Là loại cây ưa sáng nên trồng cây ở nơi có thể hấp thụ được nhiều ánh sáng.
-
Thêm vào đó nên trồng cây ở nơi thoáng mát có nhiều gió để giúp cây có thể thụ phấn tốt hơn.
5. Cách chăm sóc cây chà là
-
Cây chà là là giống cây không yêu cầu quá cao về kỹ thuật chăm sóc nhưng để phát triển cây tốt thì nên tham khảo các mô hình từ khoa học kỹ thuật đến việc chọn cây giống chuẩn thì mới có thể đạt được hiệu quả cao.
-
Mặc dù có thể chịu được các điều kiện khắc nghiệt nhưng cần bón phân để tăng cường một ít dinh dưỡng cho cây để có thể sinh trưởng và phát triển tốt hơn cũng như tránh được việc chuột hay sùng cắn phải rễ.
-
Cần phủ rơm rạ ở phía trên gốc cây chà là để tránh việc thoát nước quá nhiều vào mùa khô.
-
Trước khi ra hoa thì cây cần phải hình thành hoa cái. Chính vì thế trong giai đoạn này cần chú ý việc tưới nước cho cây, đặc biệt là vào mùa khô nên tưới nước đều đặn, nếu cây thiếu nước sẽ không có khả năng cho quả liên tục và sẽ có tên gọi là “dừa bỏ cổ”.
-
Cần chú ý cắt tỉa các cành lá khô và già vào khoảng tháng 12 đến tháng 1 để lá non có thể mọc ra giúp cây phát triển nhanh nhất.
Xem thêm: Giới thiệu địa chỉ mua cây chà là Trung Đông công trình giá tốt tại Hà Nội