Cây vú sữa công trình có nguồn gốc từ châu Mỹ nhiệt đới và đảo Antilles. Đây là một loại cây cho vị thơm, ngọt và mát, rất thích hợp cho những nhà vườn thi công công trình trồng cây cho giá trị kinh tế và những khu đô thị cần bóng mát. Dưới đây, Cây xanh Hoàng Gia sẽ giới thiệu tới các bạn phương pháp trồng cây Vú sữa cho năng suất cao nhất.
Cây vú Sữa khá phù hợp với điều kiện khí hậu của Việt nam. Bởi vậy, cây có thể phát triển nhanh chóng và tất nhiên, phương pháp trồng cây cũng không quá khó khăn như bạn tưởng tượng. Bạn có thể trồng cây bằng 2 phương pháp cơ bản sau:
- Chiết cành: Chọn những cây giống khỏe mạnh, có tuổi đời từ 6 – 10 năm, năng suất thu hoạch hàng năm cao. Sau đó lựa chọn những cành bánh tẻ, không nhiễm sâu bệnh, có tuổi đời từ 12 – 14 tháng tuổi, những cành nằm vị trí nang, da vừa mới hóa gỗ, không nên chọn cành vượt để chiết.
- Phương pháp ghép cành: Vú sữa có nhiều phương pháp ghép cành giống như cây ổi công trình hay cây xoài công trình. Tuy nhiên, công nghệ hiện đại luôn đi đầu bằng những phương pháp ghép áp dụng cành treo bầu và ghép mắt. 2 cách này được sử dụng khá phổ biến.
Mật độ trồng cây sẽ phụ thuộc vào nền đất xấu hay tốt, khí hậu từng vùng, bố trí theo khoảng cách hàng cách hàng từ 6 hoặc 8m, mật độ 200 – 220 cây/ha.
Đối với những vùng đất cao, bạn có thể bố trí khoảng cách hàng x hàng = 6m x 6m. Bố trí theo kiểu nanh sấu mật độ 250 – 270 cây/ha.
Đối với những luống rộng từ 7 – 8 m thì cần bố trí một hàng cây ở giữa luống, khoảng cách giữa các cây trồng khoảng 8m/cây. Mật độ từ 12 – 13 cây/ 1000m2.
Đối với luống rộng từ 9 – 10 m thì bạn bố trí 2 hàng theo kiểu nanh sấu. Có thể trồng xen kẽ những loại cây ăn quả ngắn ngày để tăng thêm thu nhập trong 1 – 3 năm đầu.
Hướng dẫn đặt bầu vú sữa
Sau khi bầu được mang ra vườn trồng, cây khoét một cái mô vừa tới bầu cây con khoảng từ 20 – 25 cm. cắt bớt phần gốc ghép (phần treo bầu), xé bỏ bao nilon. Sau đó đặt cây vào hố, dùng dao cạo nhẹ lớp vỏ nơi tiếp xúc giữa cành ghép và gốc ghép, sau đó lấy đất lấp đến phần vừa cạo vỏ nhằm mục đích giúp hình thành lớp rễ trong khoảng vài tháng sau khi trồng. Sau khi trồng xong, nén chặt đất và dùng 3 cọc để cố định cây con. Đồng thời che mát cho cây khi mới trồng.
Sau khi trồng xong bạn có thể sử dụng rơm, rạ hoặc cỏ khô để ủ ở phần gốc, vừa giúp giữ ẩm cho đất đồng thời lại loại trừ được cỏ dại mọc.
Hướng dẫn chăm sóc cây vú sữa sau khi trồng
- Để tránh cỏ dại cạnh tranh chất dinh dưỡng, bạn cần loại bỏ cỏ trong vườn bằng thuốc diệt cỏ.
- Tưới nước thường xuyên cho cây, mỗi tuần từ 4 – 6 lần, mỗi lần tưới từ 20 – 30 lít nước/cây. Cần bổ sung đầy đủ nước tưới vào mùa nắng nóng để giúp cây phát triển nhanh trong 3 năm đầu.
- Bón phân định kỳ cho cây bằng cách sử dụng phân lân NPK 17 – 17 – 8 + phân đạm urê theo tỉ lệ 1 : 1. Mỗi cây có liều lượng khoảng 40 g. Hỗn hợp trên được hòa cùng với nước để tưới. Mỗi tháng tưới 1 lần khi mới trồng. Đối với cây được 1 – 3 năm thì tưới phân tăng đều theo độ lớn của cây. Mỗi năm tiến hành bón 4 lần để đảm bảo cây có đủ dinh dưỡng phát triển.
- Thường xuyên tỉa cành và tạo tán cho cây. Thông thường vú sữa thường có cành phân bố theo 4 hướng, bởi vậy bạn phải tạo những tán tròn đều. Loại bỏ những cành vượt, cành trong tán, cành bị sâu bệnh.
- Thời điểm thu hoạch vú sữa sau khi cây ra quả được khoảng 180 – 200 ngày. Khi quả vú sữa chuyển màu hột gà sáng bóng là có thể thu hoạch quả. Thời điểm đó thường vào tháng 2 – tháng 3 dương lịch.
Trên đây là toàn bộ thông tin về phương pháp trồng cây vú sữa. Hi vọng, sau bài viết này bạn sẽ biết cách chăm sóc và trồng cây đúng kỹ thuật, cho năng suất cao mang lại lợi nhuận kinh tế cho gia đình.