×

Bất ngờ với ý nghĩa phong thuỷ của cây dâu da đất

Cây dâu da đất là loài cây rất quen thuộc, nó gắn liền với tuổi thơ của những đứa trẻ miền quê. Khi xã hội ngày càng phát triển thì loài cây này cũng cho thấy giá trị và những lợi ích của nó mang lại cho con người và môi trường sống.

Vậy cây dâu da đất có những tác dụng và ý nghĩa gì? Hãy cùng cây xanh Hoàng Gia tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Cây Dâu Da Đất là cây gì?

Cây Dâu Da Đất hay còn gọi với nhiều cái tên như cây Bòn Bon, cây Du Gia,… Loài cây này có nguồn gốc xuất xứ từ miền núi của các nước khu vực Châu Á.

Cây Dâu Da Đất là cây thân gỗ mọc thẳng đứng, khi trưởng thành có thể cao từ 17 – 20 m. Thân cây xù xì màu đỏ hay vàng nâu; phân thành nhiều cành và nhánh nhỏ. Lá cây thuộc loại lá kép hình lông chim. Hoa của cây Dâu Da có màu trắng, nhụy hoa có màu vàng nhạt.

Quả Dâu Da Đất mọc dọc theo thân cây và kết thành từng chùm rất nhiều quả. Quả khi chín thì chuyển sang màu đỏ hoặc vàng tùy thuộc từng giống. Quả thường có 5 múi, được tách với nhau bởi vách ngăn mỏng. Múi mọng nước có mùi thơm, vị ngọt và hơi chua.

Cây dâu da đất sinh trưởng và phát triển khá tốt ở những điều kiện tự nhiên khác nhau. Cây ra hoa đậu quả hàng năm, ít bị sâu bệnh và không bị mất mùa.

Ý nghĩa phong thủy của cây dâu da đất

Cây dâu da đất là cây có quả trĩu cây nên có ý nghĩa phong thủy vô cùng tốt, quả của cây này thường được đặt trong các mâm thờ cúng.

Cây Dâu Da Đất không chỉ đẹp mà quả của nó cũng rất ngon và bổ dưỡng. Loài cây này rất thích hợp với những ông chủ miệt vườn, các nhà có vườn rộng và những ai thích cây cảnh và các biệt thự lớn.

Cây dâu da đất này còn được dùng để thiết kế sân vườn trong những gia đình có diện tích sân vườn rộng muốn trồng cây vừa cho bóng mát vừa cho quả.

Cây bòn bon không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà nó cũng được chọn làm cây cảnh, cây công trình. Giống cây này cũng được trồng để làm cảnh lấy bóng mát trong các công viên, sân vườn, khu dân cư,… Khi cây đến mùa ra quả nhìn rất bắt mắt, từng chùm quả xum xuê chín mọng mang lại sự may mắn tài lộc cho gia chủ.

Với những cây mọc tự nhiên mọc tự nhiên trong rừng còn có tác dụng giúp chống xói mòn, lũ quét. Quả Dâu Da được dùng để ăn, bán; gỗ của cây cũng được sử dụng làm những đồ gia dụng trong nhà.

Không chỉ vậy, quả bòn bon còn có tác dụng chữa mụn nhọt lở loét, dị ứng, sưng tấy, kích thích tiêu hóa.

Xem thêm: Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây nguyệt quế chuẩn nhất

Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây dâu da đất chuẩn nhất

Cây dâu da đất dễ trông và không đòi hỏi phải chăm sóc gì đặc biệt. Chủ cây chỉ cần bón phân 1 lần cho cây lúc thu hoạch quả xong, vào khoảng tháng 10 âm lịch. Mọi người cũng có thể trồng xen canh với những loại cây ăn quả khác để tăng thu nhập.

Tưới nước: Cây dâu da đất cần được cung cấp nước thường xuyên để cây phát triển nhanh nhất.

Đất trồng: Đất thích hợp để trồng cây nhất là đất có phần đất màu ở phía trên, còn ở phía dưới là đất sét.

Khi cây còn nhỏ, mọi người cần tránh cho cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gay gắt. Đến khi cây khoảng 2 tuổi, lúc này cây mới bắt đầu chịu được nắng hạn.

Khi cây bị rụng lá hoặc các nhánh cây có hiện tượng mềm, rục là lúc chúng ta cần chăm sóc đặc biệt hơn.

Cây dâu da có thể sinh trưởng và phát triển khá tốt ở các điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai khác nhau. Mỗi năm, cây sẽ lại ra hoa và đậu quả thường xuyên và rất ít khi bị sâu bệnh.

Tốc độ sinh trưởng: Cây dâu da đất có tốc độ sinh trưởng nhanh.

Chủ đề liên quan: