Lý do tại sao cây lại được gọi với cái tên là móng bò sọc, liệu có phải hoa của loài này quá giống với móng chân con bò hay vì một lý do nào đó mà người ta lại lấy một cái tên nghe đến lạ lùng và đầy sự thu hút.
cây móng bò trưởng thành
Cây móng bò sọc là loại cây công trình nằm trong hệ thống cây xanh đô thị mang lại bóng mát và hoa đẹp. Cây đang được lựa chọn trồng nhiều tại những khu đô thị hay trong vườn nhà để tạo bóng mát. Với nguồn gốc và đặc điểm của cây vô cùng phong phú hãy cùng tìm hiểu về loại cây này ở bài viết dưới đây.
Tên khác: Cây hoa ban sọc, cây móng bò, cây hoàng hậu
Tên khoa học: Bauhinia variegata L
Tên tiếng anh: Orchid tree, butterfly tree, tapak kudakekapur
Thuộc học thực vật (họ đậu) Fabaceae
Chi thập hợp của cả 3 dạng đó là cây thân gỗ, thân bụi và cây leo. Riêng tại Việt nam cây móng bò đã lên tới 40 loại khác nhau. Nhưng phải nói điển hình nhất đó là cây thân gỗ: Cây móng bò tím, cây móng bò sọc; cây bụi là móng bò trắng; thân dây leo là cây móng bò hoa phượng
Nguồn gốc:
Cây có nguồn gốc và xuất xứ tại Trung Quốc, Ấn Độ, Mianma
Mô tả:
Thân: Thuộc thân cây gỗ cao từ 6 – 15 m, thân cây nhẵn, thân thường mọc ra những nhánh non và có lông mịn.
Cây móng bò có nhiều dạng khác nhau như: Loại thân cây gỗ, loại cây thân bụi được trồng phối hợp với những cây có hoa khác như Móng bò Trắng, móng bò hoa phượng. Nhưng được trồng nhiều làm cây bóng mát và phổ biến nhất thì lại là cây Móng bò sọc.
Lá: Lá cây rụng theo mùa, phiến lá có màu xanh nhạt, mặt trên thì nhẵn còn mặt dưới lại có một ít lông. Mỗi lá có từ 11 – 13 đường gân bên, phần cuống lá dài từ 1.5 – 2.5 cm, lá có xẻ thùy ngang ngay cuống.
Đặc điểm hoa cây móng bò sọc
Hoa móng bò sọc đang chuyển dần sang màu tím
Hoa: Hoa móng bò sọc và cây móng bò tím gần giống nhau, nếu nhìn trực diện khó mà phân biệt được 2 loại hoa này. Tuy nhiên, cũng có những điểm khác biệt như sau: Chùm hoa móng bò sọc dài từ 20 – 30 cm, hoa buông thõng xuống dài và mềm tạo thành móng ở phần cuống hoa, tại giữa cánh có một đốm trắng được nổi rõ, cánh hoa có dạng thìa, hoa có từ 5 – 6 nhị và 5 đài, hoa to. Ban đầu hoa có màu trắng nhưng dần dần được chuyển sang màu trắng hồng, tới hồng tím rồi cuối cùng là tím. Cánh hoa có những kẻ sọc rõ nét dài chừng 5 cm. Hoa thường nở vào tháng 3 hàng năm.
Quả: Quả hình dẹp, dài từ 10 – 30 cm, rộng khoảng 2.5 m, trong quả chứa từ 8 – 10 hạt to.
Đặc điểm sinh trưởng cây móng bò
Cây móng bò sọc có tốc độ sinh trưởng nhanh, thuộc cây ưa sáng, chỉ cần trồng ở nơi thoát nước tốt, nền đất giàu dinh dưỡng và được cắt tỉa thường xuyên.
Tác dụng
- Cây móng bò sọc được sử dụng trồng nhiều trong các công trình đường phố, sân vườn biệt thự, các khu công nghiệp, khu đô thị, khu đường phố,… với nhiều tác dụng để làm đẹp và mang lại bóng mát, cải tạo bầu không khí trong lành.
- Hoa cây móng bò sọc rất to và đẹp, hoa thường ra thành chùm nên rất được ưa chuộng, với màu lá xanh tạo màu bình yên cho những con đường rất lãng mạn và thơ mộng, nếu được trồng ở vườn nhà thì sẽ tạo được một tiểu cảnh đồi rất đẹp mắt.
- Cây còn được sử dụng để trồng trong các công viên, tạo bóng mát cho những hàng ghế đá, trồng thành những bồn thẳng hàng trên con đường đô thị, tạo khung cảnh đẹp cho đường phố.
- Lá cây móng bò có hàm lượng canxi và sắt cao, lá có vị chua nên thường được sử dụng là chất tẩm tạo vị cho thịt gà và cá.
- Nhiều bộ phận của cây được sử dụng trong việc điều trị giảm đau, kiết lị, hạ nhiệt, điều trị tiêu chảy, giun sán, làm rượu bổ, điều trị các vết thương ở ngoài ra, làm chất se….
- Cây móng bò còn có ý nghĩa đó là: Khơi dạy cảm hứng sáng tác thơ văn cho nhiều nhà thơ, hiện có rất nhiều bài thơ viết về loài hoa này.
Phương pháp trồng cây móng bò
- Cây móng bò sọc được trồng bằng hạt, thực hiện gieo ươm ngay trong bầu, chỉ sau 1 năm là có thế đem trồng cố định.
cây móng bò công trình tại vườn ươm
Cây móng bò đang trong quá trình chuyển đi để thi công
- Trường hợp trồng cây trên vỉa hè cần chọn những cây xuất vườn có thân thẳng và cần được cắt tỉa thường xuyên, tránh trường hợp chọn cây rậm rạp sẽ làm che tầm mắt của đường phố, cản trở giao thông.
- Trường hợp trồng bằng cành giâm thì phải chọn cây mẹ đã hóa xuân để có những cành cấp một để giâm được tỉ lệ sống cao nhất.
- Trong quá trình ươm cây cần cung cấp đủ lượng nước tưới cũng như ánh sáng.
Cách chăm sóc
- Sau khi trồng cần có biện pháp chăm sóc phù hợp, cắt tỉa lá thường xuyên theo định kỳ tránh bị lá làm che khuất đi tầm nhìn.
- Khi mới đem trồng cố định cần bón phân với lượng vừa đủ, không bón quá nhiều khoảng 1 tuần một lần.
- Cây cho vẻ đẹp chủ yếu ở hoa nên cần phải chú ý tới vấn đề hoa rụng do bị sâu phá hoại.
- Chú ý phòng trừ sâu bệnh hại cây để tránh tình trạng cành bị gãy do sâu đục thân phá.
- Sau mỗi lần ra hoa, cây sẽ bị giảm đi sức sống vì vậy cần được chăm sóc và lưu ý bón phân cho cây.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
cây hoa ban tây bắc