Cây đa ở Việt Nam không chỉ mang lại bóng mát, giá trị thẩm mỹ, mà còn được người dân lựa chọn để tượng trưng cho sự trường tồn, có sức sống dẻo dai, mãnh liệt. Cây được chọn trồng ở những nơi có di tích lịch sử lâu đời như đình, chùa có giá trị tâm linh, thần quyền.
Cây đa thuộc họ Dâu tằm Moraceae.
Tên khác: Cây đa đa, cây dây hải sơn, cây dong, cây da.......
Tên khoa học của cây: Ficus elastica Roxb, Ficus Religiosa, Ficus macrophylla, Ficus benghlensis L.
Có rất nhiều loại đa nhưng phổ biến nhất là đa trơn, đa long, đa búp đỏ, đa đàng ( cây đa đàng....
Cây có nhiều nhận định khác nhau về nguồn gốc của cây:
- Theo như Neal (1965), Cây đa có nguồn gốc ở Ấn Độ cùng với cây bồ đề.
- Theo như Riffle (1998), Cây đa có nguồn gốc trong một khu vực rộng lớn của Châu Á, phân bố từ Ấn Độ tới Myanma, Thái Lan, Đông Nam Á, nam Trung Quốc và Malaysia.
Cây đa được phân bố ở các vùng nhiệt đới ẩm. Cây đa được phân bố rộng rãi trên toàn cầu.
Mô tả:
Cây có bề rộng, thân và cành thuộc loại cây lớn nhất thế giới. Nó có thể phát triển rộng vài trăm mét vuông. Người dân thường bị nhầm lẫn cây đa với cây sanh. 2 loại cây này có cùng chi nhưng tên khoa học của cây khác nhau hoàn toàn.
Cây đa cổ thụ
Rễ: Cây đa có nhiều rễ phụ mọc từ cây đâm xuống đất.
Thân cây: Thuộc cây thân gỗ to, thân có nhiều nhánh, cây có nhựa mủ chứa chất cao su.
cây đa trơn
Lá: Lá có hình bầu dục, dày, dài và to. Cuống lá mảnh và hơi giống với hình tim ở gốc, Phía trên lá nổi rõ gân phụ. Lá có chứa tinh thể canxi cacbonat được gọi là nang thạch.
Búp: Cây có búp đỏ ở ngọn cành được gọi là lá kèm sớm rụng bao bọc lấy chồi tận cùng, khi lá nở thì sẽ bị dụng xuống.
Cây đa trồng làm cảnh.
Hình ảnh cây đa làng.
Công dụng:
- Rễ cây đa được dùng đẻ làm thuốc lợi tiểu dùng trong các trường hợp người bị xơ gan, kèm theo cổ trướng. Có thể sử dụng với liều lượng như sau: Khoảng 100 đến 150g tươi với người lớn, sắc dưới dạng thuốc để dùng trong ngày. Được dùng liên tục trong vòng 7 đến 10 ngày.
- Vỏ và cành cây được dùng để ăn trầu, dịch ép lá cây đa tươi được dùng để chữa kiết lị, tiêu chảy với liều dùng như sau: sắc vỏ và cành thân uống từng thìa cách nhau hơn 2 giờ một thìa cà phê cho đến khi không còn buồn nôn và đi ngoài.
Cây có đặc điểm sinh trưởng không bình thường. cây đa có thể sống ký sinh trên thân cây khác cho đến khi rễ cây chạm được tới đất.
Cách trồng cây đa
Cây đa được trồng bằng cách chiết hay giâm cành hoặc trồng bằng hạt. Thường thì hạt cây đa được các loài chim ăn và phân tán hạt, sống ký sinh trên thân cây khác, khi rễ của cây bám được xuống đất thì sẽ sinh trưởng lấn áp cây chủ, thậm chí cây chủ chốt sẽ bị cây siết chặt cho đến chết.
cây đa trơn cổ thụ
Cách chăm sóc cây đa (làm cảnh)
- Đa là cây dễ trồng, có khả năng chống chịu thời tiết tốt chịu được khô hạn và ngập úng, cây đa trồng làm cây cảnh có thể sống được gần như hoàn toàn trong nước/
- Trồng cây đa với tỉ lệ đất trộn như sau: 55% đất, 10% than bùn và 35% cát to. Vì đa sinh trưởng tốt nên cứ 2 năm thay chậu một lần vào cuối mùa xuân.
- Dùng phương pháp xén tỉa lá và giằng dây cho cây đa. Tỉa vợi rễ và tạo dáng.
- Bón phân: Cách trên 20 ngày từ mùa xuân tới mùa thu và cách trên 40 ngày đối với các thời điểm khác trong năm.
- Tưới nước khi đất bị khô.
- Cây đa mang sẵn trong tính tính cách nhạy cảm, vì vậy các bạn cần chú ý tới những sự thay đổi bất ngờ về nhiệt độ vì rất có thể điều này sẽ làm rụng hết lá của cây.
- Mùa đông cây cần được đưa ra nơi ấm áp và có nhiều ánh sáng. Thường xuyên xịt nước lên lá để giữ điều hòa nhiệt độ trên cây.