×

Ý nghĩa, công dụng của cây hồng môn

Cây hồng môn còn được gọi là cây môn hồng, cây vĩ hoa tròn, cây buồm đỏ... Cây có tên tiếng Anh là Anthurium Taiflower và được gọi với tên khoa học Anthurium andreanum.

Hồng môn có họ thực vật nhà Araceae (Ráy). Cây có nguồn gốc từ Colombia và Ecuador, cho tới nay cây được trồng rộng rãi khắp các quốc gia, trong đó có cả Việt Nam.

Cây hồng môn có đặc điểm hình dáng bắt mắt như thế nào?

Cây hồng môn thuộc loài cây sống lâu năm, là loài cây thân thảo ngắn và thường mọc thành bụi. Phiến lá môn hồng lớn, màu xanh bóng đậm, lá non có màu nhạt hơn. Lá hồng môn có hình tim, chiều rộng từ 9 - 15 cm và chiều dài từ 18 - 30 cm.

Cuống lá có hình ống trụ, độ dài của cuống có thể đến 30 - 40 cm. Hoa hồng môn có mo ở dạng phiến, khi nở rộng cũng có hình tim như lá. Cụm hoa cong có màu vàng nhạt, quả mọng. Hoa có nhiều màu khác nhau như đỏ ngọc, hồng, cam.

Cây hồng môn có mấy loại?

Môn hồng xét theo kích thước được chia làm 3 loại chính: đại môn hồng, trung môn hồng, tiểu môn hồng, và được ưa chuộng nhất là đại môn hồng.

Phân loại theo màu sắc của hoa thì cây buồm đỏ có các loại thường được nhắc đến như: hồng môn hoa đỏ, hồng môn hoa trắng, hồng môn hoa vàng và hồng môn hoa tím...

Ý nghĩa của cây hồng môn

Không chỉ có hình dáng đẹp, cây hồng môn còn được ưa thích bởi cây mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Trong phong thủy, hồng môn biểu trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, sung túc.

Hoa của cây buồm đỏ có màu sắc tươi mới cùng với màu xanh mướt của lá cây, giúp thu hút tài lộc, vượng khí, thăng tiến trong công việc, nâng cao sức khỏe gia chủ...

Công dụng của cây hồng môn

Cây hồng môn dùng làm trang trí từ không gian sống đến không gian làm việc, giúp tạo cảnh quan tươi và đẹp hơn. Nó còn giúp mang lại những giây phút an nhiên, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng.

Đặc biệt, cây hồng môn thanh lọc không khí tốt, có khả năng hấp thụ các chất độc hại, bao gồm cả những chất gây ung thư, đem đến một không gian trong lành. Ngoài ra, cây môn hồng cũng là một món quà ý nghĩa tặng người thân, bạn bè, đồng nghiệp....

Xem ngay: Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây hoàng lan chuẩn nhất

Cách trồng và chăm sóc cây hồng môn có điều gì đặc biệt không?

Cây buồm đỏ được nhân giống thông thường bằng phương pháp tách bụi. Tuy nhiên, ta có thể mua cây giống có sẵn để có thể tiết kiệm thời gian hơn. Hồng môn có thể sử dụng cách thức trồng đất hoặc trồng thủy canh trong nước.

Với cách trồng hồng môn trong chậu đất

Loại đất được khuyên dùng luôn là đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Chọn sỏi trang trí nên chọn loại sỏi có kích thước nhỏ để cây có thể dễ dàng thông thoát nước và tránh tình trạng đọng úng. Về nhu cầu tưới nước cho cây ở mức 2 lần/tuần vào mùa hè, 1 lần/ tuần vào mùa đông.

Khi tưới cần kiểm tra độ ẩm trước để xác định lượng nước cho vừa đủ, tránh tưới quá nhiều nước dẫn tới cây bị úng và vàng lá. Đây là loài cây cần ánh sáng nhẹ, tránh đem cây phơi nắng gắt, vì vậy vị trí thích hợp là đặt ở ban công hoặc cạnh cửa sổ, có thể dùng ánh đèn nếu đặt trong nhà.

Trồng cây hồng môn thủy canh

Khi trồng cây môn hồng trong nước, trước hết phải tách bầu ra khỏi chậu và phủi sạch đất ở rễ. Sau đó xả nước rửa sạch phần rễ, loại bỏ rễ già, rễ hư và tỉa bớt cành lá.

Cuối cùng đổ nước sạch (không nhiễm mặn, phèn, hoặc chứa chất hóa học) ngập rễ, không ngập lá, cố định thân cây vững trong chậu.

Hồng môn trồng trong nước cần chú ý thay nước 1 lần/ tuần cho cây hay bất cứ lúc nào nước có dấu hiệu đổi màu, rễ cây úng. Đồng thời bổ sung thêm dung dịch dinh dưỡng thường xuyên cho cây.

Lời kết

Cây hồng môn có nhiều kiểu mẫu đa dạng, thích hợp trồng ở nhiều không gian khác nhau. Đồng thời, đặt cây ở vị trí thích hợp sẽ mang lại những ý nghĩa phong thủy vô cùng tốt.

Chủ đề liên quan: